Bộ 12 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 12 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 12 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT...................... TRƯỜNG THPT..................... ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 SÁCH KNTTVCS MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10 THỜI GIAN: 45 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu. B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin. C. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu. D. bản đồ, lược đồ, Atlat, bảng số liệu. Câu 2: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là A. dân số học, đô thị học. B. khí hậu học, địa chất. C. môi trường, tài nguyên. D. nông nghiệp, du lịch. Câu 3: Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây? A. Quản lí đất đai. B. Quản lí xã hội. C. Kĩ sư nông nghiệp. D. Bảo vệ môi trường. Câu 4: Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây? A. Điều tra địa chất. B. Quản lí đất đai. C. Kĩ sư trắc địa. D. Quản lí xã hội. Câu 5: Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây? A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra. B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học. C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta. D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ. Câu 6: Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây? A. Dịch vụ, khí hậu học. B. Du lịch, địa chất học. C. Thương mại, tài chính. D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ. Câu 7: Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây? A. Môn Địa lí có tính tích hợp. B. Chuyên nghiên cứu về trái đất. C. Bao gồm ba mạch địa lí chính. D. Là nhóm môn khoa học xã hội. Câu 8: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là A. khí hậu học, địa chất. B. nông nghiệp, du lịch. C. môi trường, tài nguyên. D. dân số học, đô thị học. Câu 9: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây? A. Được học ở tất cả các cấp học. B. Mang tính độc lập và khác biệt. C. Địa lí mang tính chất tổng hợp. D. Chỉ được học ở trung học cơ sở. Câu 10: Địa lí học gồm có A. bản đồ học và kinh tế - xã hội. B. địa lí tự nhiên và bản đồ học. C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên. D. kinh tế đô thị và địa chất học. Câu 11: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây? A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội. B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ. C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ. D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra. Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí? A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo. B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí. C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế. D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,). Câu 13: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ A. khoa học trái đất. B. khoa học địa lí. C. khoa học xã hội. D. khoa học vũ trụ. Câu 14: Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây? A. Kinh tế vĩ mô. B. Xã hội học. C. Khoa học xã hội. D. Khoa học tự nhiên. Câu 15: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí A. Được phân bố ở các vùng khác nhau. B. Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính. C. Được sắp xếp thứ tự theo thời gian. D. Trong một khoảng thời gian nhất định. Câu 16: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Hải cảng. B. Dòng biển. C. Luồng di dân. D. Hướng gió. Câu 17: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian? A. Bản đồ - biểu đồ. B. Chấm điểm. C. Kí hiệu. D. Kí hiệu theo đường. Câu 18: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu? A. Tượng hình. B. Hình học. C. Điểm. D. Chữ. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu? A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng. B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng. C. Xác định được vị trí của đối tượng. D. Thể hiện được quy mô của đối tượng. Câu 20: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng: A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý. B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng. C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác. D. Các đáp án trên đều đúng. Câu 21: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triến, người ta sứ dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về A. Màu sắc. B. Diện tích (độ to nhỏ). C. Nét vẽ. D. Cả 3 cách trên. Câu 22: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là: A. Hướng gió, các dãy núi. B. Dòng sông, dòng biển. C. Hướng gió, dòng biển. D. Các ý trên đều đúng. Câu 23: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm A. Phân bố theo luồng di chuyển. B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ. C. Phân bố theo những điểm cụ thể. D. Phân bố thanh từng vùng. Câu 24: Phương pháp kí hiệu là: A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội. C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau. D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm): a, Phân biệt quá trình phong hóa với quá trình bóc mòn. b. Trình bày sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học. Câu 2. (1,5 điểm): a. Trình bày khái niệm mùa, nguyên nhân sinh ra mùa. b. Các nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu mùa thường tính như thế nào? Câu 3. (1,0 điểm): Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”. -----Hết----- ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1.A 2.D 3.B 4.B 5.D 6.B 7.B 8.D 9.C 10.C 11.D 12.B 13.B 14.C 15.B 16.A 17.A 18.C 19.A 20.D 21.A 22.D 23.C 24.A II. TỰ LUẬN Câu 1. (1,5 điểm): a) Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn: - Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí CO2, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật. - Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió...) làm các sản phẩm phong hoá dời khỏi vị trí ban đầu của nó. b) Sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học: - Phong hóa lí học không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của đá và khoáng vật - Phong hóa hóa học thì làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật Câu 2. (1,5 điểm): a. *Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. *Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa. Câu 3. (1,0 điểm): - Ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” là: "Nước chảy đá mòn" ý chỉ sự bền bỉ, quyết tâm thì dù việc khó khăn đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn). - Bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là: Lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là lực ma sát trượt. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi. ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT...................... TRƯỜNG THPT..................... ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 SÁCH KNTTVCS MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10 THỜI GIAN: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học A. nghèo nàn. B. thu hẹp. C. phong phú. D. hạn chế. Câu 2. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết A. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ. B. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ. C. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ. D. số lượng của đối tượng riêng lẻ. Câu 3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ? A. Tốc độ phát triển. B. Giá trị tổng cộng. C. Cơ cấu giá trị. D. Động lực phát triển. Câu 4. Tỉ lệ bản đồ 1 : 5.000.000 có nghĩa là A. 1 cm Irên bản đồ bằng 5.000 m trên thực địa. B. 1 cm trên bản đồ hằng 500 m trên thực địa. C. 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa. D. 1 cm trên bản đồ bằng 5 km trên thực địa. Câu 5. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là A. các vệ tinh. B. bản đồ số. C. trạm điều khiển. D. thiết bị thu. Câu 6. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và A. nhân ngoài của Trái Đất. B. nhân trong của Trái Đất. . phần dưới của lớp Manti. D. phần trên của lớp Manti. Câu 7. Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là A. magiê và silic. B. sắt và niken. C. silic và nhôm. D. sắt và nhôm. Câu 8. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần A. giữ nguyên lịch ngày đi. B. tăng thêm một ngày lịch. C. lùi đi một ngày lịch. D. giữ nguyên lịch ngày đến. Câu 9. Việt Nam nằm trong múi giờ số A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 10. Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái các bờ nào sau đây có thể khớp nhau? A. Bờ phía đông của Bắc Mỹ và bờ phía tây của châu Phi. B. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi. C. Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Á. D. Bờ phía đông của châu Âu và bờ phía tây của châu Phi. Câu 11. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là A. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn. B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn. C. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ. D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ. Câu 12. Phong hoá hoá học là A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học. B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học. C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học. D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học. Câu 13. Địa hình nào sau đây do gió tạo thành? A. Ngọn đá sót hình nấm. B. Các khe rãnh xói mòn. C. Các vịnh hẹp băng hà. D. Thung lũng sông, suối. Câu 14. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây? A. Quản lí đất đai. B. Điều tra địa chất. C. Kĩ sư trắc địa. D. Quản lí xã hội. Câu 15. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm. C. bản đồ - biểu đồ. D. khoanh vùng. Câu 16. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần A. chú giải và kí hiệu. B. kí hiệu và vĩ tuyến. C. vĩ tuyến và kinh tuyến. D. kinh tuyến và chú giải. Câu 17. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là A. trầm tích, granit, badan. B. trầm tích, badan, granit. C. granit, badan, trầm tích. D. badan, trầm tích, granit. Câu 18. Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm? A. 21/3. B. 22/6. C. 22/12. D. 23/9. Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích? A. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam. C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km. D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất. Câu 20. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Uốn nếp hoặc đứt gãy. B. Nâng lên, hạ xuống. C. Biển tiến và biển thoái. D. Bão, lụt và hạn hán. Câu 21. Các hình thức nào sau đây không phải là bóc mòn? A. Xâm thực, mài mòn. B. Mài mòn, thổi mòn. C. Thổi mòn, xâm thực. D. Xâm thực, vận chuyển. Câu 22. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng không? A. Cực Bắc và cực Nam. B. Cực Nam và chí tuyến. C. Cực Bắc và Xích đạo. D. Cực Nam và Xích đạo. Câu 23. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động? A. Hướng gió. B. Dòng sông. C. Dãy núi. D. Đường bờ biển. Câu 24. Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây? A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ. B. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin. C. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á. D. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy: - Trình bày khái niệm, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. - Phân tích tác động của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 2 (1,5 điểm). Giải thích tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam, muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường được bắt đầu vào buổi chiều. -----Hết----- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm) 1.C 2.A 3.B 4.C 5.B 6.D 7.C 8.C 9.B 10.B 11.A 12.B 13.A 14.A 15.A 16.A 17.A 18.C 19.B 20.D 21.D 22.A 23.A 24.D II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 - Khái niệm: Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người. - Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. - Tác động: Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, hạ thấp độ cao và san bằng địa hình. + Quá trình phong hoá: Phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật, ... Quá trình phong hoá bao gồm: phong hóa vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá Địa lí. Kết quả chung của quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá. + Quá trình bóc mòn: Bóc mòn là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,... Tuỳ theo nhân tố bóc mòn mà quá trình bóc mòn lại chia thành quá trình xâm thực (do nước chảy), quá trình mài mòn (do sóng biển và băng hà) và quá trình thổi mòn (do gió). Các quá trình này tạo ra các dạng địa hình hết sức phong phú và đa dạng. + Quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ: Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác; Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu để tạo ra các dạng địa hình mới. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 2 Nước Anh ở múi giờ gốc (0), Việt Nam ở múi giờ số 7. Hai địa điểm này chênh lệch nhau 7 giờ -> Nếu ở Anh đá bóng lúc 13h chiều thì ở Việt Nam sẽ là lúc 20h tối -> Người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam, muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem, trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường được bắt đầu vào buổi chiều. 1,5 ĐỀ SỐ 3 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: Địa lí – Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh:Lớp:Số báo danh:Phòng thi số: Mã đề 701 A/ Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản nhất về A. khoa học địa lí. B. khoa học xã hội. C. khoa học vũ trụ. D. khoa học tự nhiên. Câu 2. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất. B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất. C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất. D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất. Câu 3. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới. B. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ. D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội. Câu 4. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng A. tập trung thành vùng rộng lớn. B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. C. di chuyển theo các hướng bất kì. D. phân bố theo những điểm cụ thể. Câu 5. Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp A. chấm điểm. B. đường chuyển động. C. bản đồ - biểu đồ. D. kí hiệu. Câu 6. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp kí hiệu A. khoanh vùng. B. đường chuyển động. C. chấm điểm. D. kí hiệu theo đường. Câu 7. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào A. chú giải và kí hiệu. B. kinh tuyến và chú giải. C. các đường kinh, vĩ tuyến. D. kí hiệu và vĩ tuyến. Câu 8. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất? A. Vệ tinh nhân tạo. B. Các loại ngôi sao. C. Vệ tinh tự nhiên. D. Trạm hàng không. Câu 9. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là A. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương. B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương. C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti. D. thạch quyển và lớp Manti. Câu 10. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa. B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa. C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa. D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa. Câu 11: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? A. Chí tuyến. B. Vòng cực. C. Cực. D. Xích đạo. Câu 12. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. B. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau. C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng. D. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. Câu 13. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là A. 900. B. 1200. C. 1500. D. 1800. Câu 14. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và A. nhân trong của Trái Đất. B. phần dưới của lớp Manti. C. nhân ngoài của Trái Đất. D. phần trên của lớp Manti. Câu 15. Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào sau đây? A. Nam Cực. B. Phi. C. Âu-Á. D. Bắc Mĩ. B/ Tự luận: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) a, Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển. b, Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển. Câu 2: (2 điểm) Hãy trình bày phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng, đặc điểm, ý nghĩa)? Câu 3: (1 điểm) Hãy trình bày hiện tượng mùa diễn ra ở bản cầu Bắc? -----Hết----- ĐÁP ÁN A/ Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B D D B C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A A D B D D C B/ Tự luận: (5 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Bề mặt của Trái Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. - Thạch quyền có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. - Ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó. - Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí: + Lớp vỏ Trái Đất: - Chiều dày: Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). + Thạch quyển: - Chiều dày: Khoảng 100 km. - Thành phần vật chất: Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 - Đối tượng: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ. - Đặc điểm: + Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên. + Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên. - Ý nghĩa: Biết được hướng di chuyển, tính chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 - Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân sinh ra các mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thờigian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm. - Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầ
File đính kèm:
bo_12_de_thi_dia_li_10_ket_noi_tri_thuc_giua_ki_1_co_dap_an.docx