Bộ 13 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo cuối Kì 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 13 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo cuối Kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 13 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo cuối Kì 2 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh ...................................................................... Lớp.............. Mã đề 132 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Những nghề thủ công ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc ở nước ta là A. nghề gốm và làm đồ trang sức. B. nghề rèn, đúc và nghề mộc. C. nghề dệt và nghề đan. D. nghề gốm và nghề rèn đúc. Câu 2. Nền văn minh bản địa hình thành ở khu vực Đông Nam Á trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ, Trung Hoa đó là A. văn minh nông nghiệp lúa nước. B. văn minh sông Mê Công. C. chưa có nền văn minh nào. D. văn minh thung lũng sông Hằng. Câu 3. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh – Tiền Lê? A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. B. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau. C. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao. D. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ. Câu 4. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam? A. Tạo cơ sở cho sự ra đời của một nền văn hóa mới. B. Tạo nên sự tách biệt, đối lập trong truyền thống văn hóa Việt. C. Tạo nên sự đa dạng, đặc trưng của truyền thống văn hóa Việt. D. Tạo điều kiện để giao lưu hòa tan với các nền văn hóa khu vực. Câu 5. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? A. Hình luật. B. Quốc triều hình luật. C. Hoàng Việt luật lệ. D. Hình thư. Câu 6. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là A. Hàn lâm viện. B. Quốc tử giám. C. Cục bách tác. D. Quốc sử quán. Câu 7. Căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây để phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam? A. Dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ. B. Không gian địa lí trên phạm vi lãnh thổ. C. Thành tích đấu tranh chống giặc ngoại xâm. D. Thời gian xuất hiện của dân tộc đầu tiên. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. C. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam. D. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta. Câu 9. Người Khơ-me và người Chăm cũng canh tác lúa nước ở đâu? A. Đồng bằng duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Các sườn núi ở Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 10. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? A. Hai nhóm. B. Năm nhóm. C. Ba nhóm. D. Bốn nhóm. Câu 11. Canh tác lúa nước là hoạt động kính tế chính của tộc ở Việt Nam? A. Mường. B. Chăm. C. Kinh. D. Thái. Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. B. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam. C. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài. D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm Bắc thuộc. Câu 13. Lễ hội liên quan đến chùa chiềng là phổ biến của tộc người thiểu số nào ở nước ta? A. Người Chăm. B. Người Mường. C. Người Kinh. D. Người Khơ-me. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về lễ hội của người Kinh? A. Quy mô lễ hội khá đa dạng. B. Mang đậm tính truyền thống. C. Lễ hội chỉ diễn ra vào mùa xuân. D. Hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú. Câu 15. Năm 1957, Liên Xô phóng lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo Xpút-nich 1 đã có ý nghĩa như thế nào đối với nhân loại? A. Là sự kiện mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. B. Thúc đẩy sản xuất phát riển vượt bậc, khởi đầu quá trinh công nghiệp hóa. C. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác D. Là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện. Câu 16. Khái niệm “dân tộc – quốc gia” trong tiếng Việt được hiểu theo những nghĩa nào? A. Toàn thể cư dân của thế giới. B. Toàn thể cư dân của nhóm người. C. Toàn thể cư dân của một tộc người. D. Toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước. Câu 17. Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc nhóm? A. dân tộc vùng thấp. B. dân tộc vùng đồng bằng. C. dân tộc thiểu số. D. dân tộc đa số. Câu 18. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vị trí của ngành nông nghiệp trồng lúa nước ở nước ta hiện nay? A. Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu. B. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. C. Là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á. D. Là mặt hàng nông-lâm-thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Câu 19. Lễ hội của tộc người thiểu số ở nước ta chủ yếu được tổ chức với quy mô A. từng làng/bảng và tộc người. B. nhiều làng/bảng hay cả khu vực. C. theo từng dòng họ ruột thịt. D. tập trung ở các đô thị lớn. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến lễ hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam? A. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng. B. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống thời vụ. C. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, nghi thức) và phần hội (trò chơi dân gian). D. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người. Câu 21. Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Ghi danh những anh hùng có công với nước. B. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. C. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. D. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. Câu 22. Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta? A. Triều Tiền Lý. B. Triều Ngô. C. Triều Nguyễn. D. Triều Lê. Câu 23. Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây? A. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. B. Nhà nước coi trọng bảo vệ độc lập dân tộc. C. Khuyến khích nhân dân phát triển thương nghiệp. D. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp. Câu 24. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là A. cách mạng công nghiệp nhẹ. B. cách mạng 4.0. C. cách mạng kĩ thuật số. D. cách mạng kĩ thuật. PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẠNG THỨC ĐÚNG – SAI (1 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử; năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám (Hà Nội) làm trường Nho học cao cấp của triều đình. Triều Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ gần 1 000 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. Triều Mạc trong thời gian ở Thăng Long (1527 - 1592) đều đặn ba năm tổ chức một khoa thi, lấy đỗ 484 tiến sĩ.” (SGK Lịch sử 10 - Kết nối - NXB Giáo dục, tr.80) A. Dưới thời Lý, nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiếu khuyến học. B. Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. C. Thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước. D. Triều Lê Sơ, những người phạm tội và làm nghề ca hát tham gia thi cử tuyển chọn quan lại. PHẦN 3: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Trình bày một số nét nổi bật về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt? Nêu nhận xét của em về các thành tựu tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt? (2 điểm) Câu 2: Theo em việc nhiều dân tộc thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ khác nhau cùng sinh sống trong một địa phương sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương? (1 điểm) ĐÁP ÁN PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 1. C 2. A 3. C 4. C 5. B 6. C 7. A 8. A 9. B 10. A 11. C 12. B 13. D 14. C 15. A 16. D 17. D 18. B 19. A 20. D 21. D 22. B 23. D 24. B PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẠNG THỨC ĐÚNG – SAI (1 điểm) A S B Đ C Đ D S PHẦN 3: TỰ LUẬN (3 điểm) CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM 1 * Tư Tưởng: Tư tưởng yêu nước thương dân: lấy làm gốc là giá trị tiêu biểu và xuyên suốt của nền văn minh Đại Việt. * Tôn giáo: - Nho giáo: Do Khổng Tử (TQ) sáng lập và du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và sau này trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ. - Phật giáo: Du nhập vào VN từ khoảng đầu công nguyên. Phát triển cực thịnh vào thười Lý-Trần - Đạo giáo: Do Lão Tử (TQ) sáng lập và du nhập vào từ thế kỉ II. Một số đạo quán được xây dựng - Công giáo: Từ 1533, một số giáo sĩ Phương Tây đã đến vùng ven biển Nam Định để truyền đạo. Đến khoảng thế kỉ XVII, có khoảng 340 nhà thờ và 35 000 tín đồ * Nhận xét: -Văn minh Đại Việt đã hình thành nên những tư tưởng và tôn giáo đặc sắc, đa dạng và phong phú, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc của người Việt. - Góp phần vào việc hình thành nên những giá trị văn hóa đặc trưng cho văn minh Đại Việt 0.5 1.0 0,5 2 * Thuận lợi: - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện: ngôn ngữ, truyền thống, trang phục,làm cho nền văn hoá nước ta thêm phong phú và giàu bản sắc. - Tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. - Thu hút khách du lịch ngoài nước với bản sắc của mỗi dân tộc. Là cơ sở phát triển ngành du lịch nước ta * Khó khăn: - Xuất hiện rào cản về ngôn ngữ giao tiếp - Xuất hiện sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa dân tộc ít người và dân tộc Việt về cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng. - Dễ xảy ra xung đột khi chia sẻ nguồn tài nguyên hợp tác phát triển 0,5 0,5 ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT DĨ AN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam? A. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều. B. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác. C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. D. Cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tông. Câu 3: Tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng thời Lý-Trần là A. Hin đu giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Nho giáo. Câu 4: Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là A. sự tiếp thu những thành tựu văn minh phương Tây. B. sự phục hồi của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. C. nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. D. sự tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông. Câu 5: ở thế kỉ X, văn minh Đại Việt A. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. B. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. C. bước đầu được định hình. D. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Câu 6: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào? A. Hán - Tạng. B. Thái - Ka-đai. C. Nam Á. D. Nam Đảo. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của văn minh Đại Việt? A. Có tiếp thu thành tựu văn minh bên ngoài làm giàu bản sắc. B. Tư tưởng yêu nước thấm sâu, bao trùm mọi lĩnh vực C. Chú trọng khoa học kĩ thuật và khoa học tự nhiên. D. Có cội nguồn từ văn minh nông nghiệp Câu 8: Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là A. Hình luật. B. Hồng Đức. C. Gia Long. D. Hình thư. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo. B. Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài. C. Hình thành và phát triển cùng với quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. D. Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh. Câu 10: Chữ Nôm là chữ viết của người Việt được cải biến từ A. chữ Hán. B. chữ Latinh. C. chữ Phạn. D. chữ Khơ-me. Câu 11: Văn minh Đại Việt còn được gọi là A. văn minh Việt Nam. B. văn minh sông Hồng. C. văn minh Văn Lang - Âu Lạc. D. văn minh Thăng Long. Câu 12: Khối đại đoàn kết dân tộc trở thành nhân tố quyết định trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ khi A. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930). C. cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi (1975). D. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945). Câu 13: Một trong những triều đại gắn liền với văn minh Đại Việt là A. Nguyên. B. Hán. C. Trần. D. Minh. Câu 14: Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong A. xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. kháng chiến chống ngoại xâm. C. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. quan hệ tôt đẹp với các nước láng giêng. Câu 15: Nền văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong giai đoạn nào sau đây? A. Thế kỉ X - thế kỉ XIX. B. Thế kỉ XV - the kỉ XVIII. C. Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV. D. Thế kỉ X - đầu thế kỉ XV. Câu 16: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là A. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. B. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng, C. tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài. D. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại. Câu 17: Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới hình thức A. giáo dục, khoa cử. B. tiến cử và ứng cử. C. cha truyền con nối. D. chọn người có công. Câu 18: Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào? A. Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng. B. Dân tộc đa số và dân tộc thiếu số. C. Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ. D. Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người. Câu 19: Thời kì định hình nền văn minh Đại Việt gắn liền với sự thành lập và phát triển của vương triều nào? A. Ngô, Đinh, Tiền Lê. B. Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng. C. Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. D. Lý, Trần, Hồ, Lế sơ. Câu 20: Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành chính tỉnh? A. Tự Đức. B. Minh Mạng. C. Gia Long. D. Thiệu Trị. Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam? A. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo. C. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính. Câu 22: Hoàng Việt luật lệ là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào? A. Trần. B. Lý. C. Lê sơ. D. Nguyễn. Câu 23: Sự kiện nào đã chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Lê Thánh Tông ban hành bộ Hồng Đức. B. Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, C. Vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn thoái vị. D. Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị. Câu 24: Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là A. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. B. nhu cầu mở rộng giao lun buôn bán với các nước láng giềng. C. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia. D. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. Câu 25: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam? A. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang. B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy. C. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng. D. Canh tác lúa và các cây lương thực. Câu 26: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào? A. Dân chủ và bình đẳng.B. Bình đẳng và văn minh. C. Dân tộc và thân dân. D. Dân tộc và dân chủ. Câu 27: Thể loại văn học chủ yếu của nước ta trong các thế kỉ X-XV là A. truyền thuyết. B. văn học chữ Hán. C. văn học chữ Nôm. D. ca dao, tục ngữ. Câu 28: Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước xác định các nguyên tắc cơ bản là A. hợp tác phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế. B. yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ nhau cùng phát triển. C. chung sống hòa bình, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau. D. đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Về văn minh Đại Việt: a) (1 điểm) Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt. b) (1 điểm) Hoàn thành bảng thống kê về tình hình luật pháp ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX theo các tiêu chí sau: Thứ tự Tên bộ luật Triều đại ban hành 1 2 3 4 Câu 2. (1 điểm) Trình bày khái niệm ngữ hệ. ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C B C C C C D C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D B C B C C A D A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A D D A D C B D PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. Về văn minh Đại Việt: 1 điểm a. Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt - Văn minh Đại Việt là sự sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa TK XIX) gắn liền các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. 0.5 - Văn minh Đại Việt phát triển gắn liền với kinh đô Thăng Long nên còn gọi là văn minh Thăng Long. 0.5 b. Hoàn thành bảng thống kê về tình hình luật pháp ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX theo các tiêu chí sau Thứ tự Tên bộ luật Triều đại ban hành 1 Hình thư Lý 2 Hình luật Trần 3 Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) Lê sơ 4 Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) Nguyễn 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2. Trình bày khái niệm ngữ hệ. 1 điểm - Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản. 0.5 - Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Mông - Dao, Thái - Ka-đai và Hán - Tạng. Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ Nam Á. 0.5 ĐỀ SỐ 3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN THI: LỊCH SỬ 10 CTST Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Cư dân của nền văn hóa nào đã mở đầu cho nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam? A. Bắc Sơn. B. Sa Huỳnh. C. Hòa Bình. D. Óc Eo. Câu 2. Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây? A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn. C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần. D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu. Câu 3. Đặc trưng nào khiến các làng xóm người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dưới thời kì Bắc thuộc? A. Tính khép kín và có tính bền vững. B. Tính mở rộng và có sự lỏng lẻo nhất định. C. Tính cố hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài. D. Tình phát triển và là trung tâm buôn bán quan trọng. Câu 4. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ? A. Hình luật. B. Quốc triều Hình luật. C. Luật Lê Thánh Tông. D. Hoàng triều Luật lệ. Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê? A. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ. B. Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai. C. Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti. D. Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban. Câu 6. Nội dung nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV? A. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ. B. Sự ra đời của đô thị Thăng Long. C. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển. D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. Câu 7. Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì? A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. B. “Vườn không, nhà trống”. C. “Ngụ binh ư nông” . D. “Tiên phát chế nhân”. Câu 8. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống. B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt. D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta. Câu 9. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta A. Thời Trần. B. Thời Lý. C. Thời Bắc thuộc. D. Thời Văn Lang - Âu Lạc. Câu 10. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ A. năm 1627 đến năm 1672. B. năm 1945 đến năm 1592. C. năm 1545 đến năm 1627. D. năm 1672 đến năm 1592. Câ
File đính kèm:
bo_13_de_thi_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_cuoi_ki_2_co_dap.docx