Bộ 13 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 13 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 13 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC TỔ: SỬ - ĐỊA- KTPL (Đề gồm có 03 trang) KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ 601 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Dai-bát-xư, Con-sen. B. Các-ten, Xanh-đi-ca. C. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. D. Con-sen, Tơ-rớt. Câu 2. Đâu không phải là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử. B. Khả năng tự điều chỉnh. C. Hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản tài chính. D. Độc quyền nhà nước. Câu 3. Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là A. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. B. xác lập nền dân chủ tư sản. C. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. D. xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. Câu 4. Nữa sau thế kỷ XIX , chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập ở đâu? A. Tây Âu và Châu Á. B. Bắc Mĩ và Nam Á. C. Châu Á và Châu Phi. D. Châu Âu và Bắc Mĩ. Câu 5. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền của giai cấp tư sản được thiết lập ở nước Nga là A. Chính phủ tư sản lâm thời. B. Chính phủ dân tộc dân chủ. C. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. D. Xô viết đại biểu công nhân, tiểu tư sản và binh lính. Câu 6. Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? A. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà. B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. D. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 7. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Nhật Bản tránh được nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây là do A. sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. B. liên minh quân sự với các nước tư bản lớn. C. tiến hành cuộc nội chiến lật đổ phong kiến. D. tiến hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực. Câu 8. Đến cuối thế kỷ XVII nước pháp vẫn duy trì chế độ A. quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua Lu- I XVI. B. quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Lu- I XVI. C. quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Sac- lơ I. D. cộng hoà tư sản đứng đầu là thủ tướng. Câu 9. Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế miền Bắc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phát triển phổ biến là A. dệt và làm gốm. B. công trường thủ công. C. phường hội thủ công. D. kinh tế đồn điền. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. C. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Câu 11. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á? A. Nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập năm 1949. B. Nước Cộng hoà Cu- ba thành lập năm 1959. C. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. D. Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập năm 1950. Câu 12. Tổ chức độc quyền là A. liên minh các ngân hàng lớn. B. liên minh các ngân hàng vừa. C. liên minh các nhà tư bản vừa. D. liên minh các nhà tư bản lớn. Câu 13. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khi cải tổ đất nước B. chưa bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. C. thiếu dân chủ và công bằng, gây bất ổn trong xã hội. D. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Câu 14. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (1922) tại Mátxcơva đã thông qua A. bản tuyên bố nước Nga Xô viết liên minh với các nước cộng hoà Xô viết. B. bản Tuyên bố thành lập Liên minh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. bản Tuyên bố thành lập Liên minh các nước cộng hoà Xô viết. D. bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 15. Tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện thông qua lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hóa – giáo dục. B. Khoa học – công nghệ. C. Quân sự, văn hóa. D. Chính trị, ngoại giao. Câu 16. Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Thái Lan. D. Hàn Quốc. Câu 17. Đầu thế kỉ XVII Anh là nước A. xuất khẩu nông sản nhất châu Âu. B. thuộc địa của Pháp. C. có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. D. có nền kinh tế phát triển thứ hai châu Âu. Câu 18. Tháng 12 năm 1975 sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập đã làm gì? A. Thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến. B. Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Cộng hoà tư sản được thiết lập. D. Định hướng phát triến tư bản chủ nghĩa Câu 19. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm tiêu biểu nào? A. Khả năng giải quyết tốt mọi tranh chấp, xung đột trên thế giới. B. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu cách mạng KH-CN. Câu 20. Tháng 10 năm 1949, Trung Quốc đã A. hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. tiến hành cải cách mở cửa để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. D. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Do mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách cải tổ. B. Thiếu thống nhất trong công tác chỉ đạo về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. C. Không có tiềm lực về kinh tế để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. D. Chính trị - xã hội rối ren, phong trào ly khai đòi độc lập nổi lên nhiều nơi. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh với cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga theo mẫu sau: Tiêu chí Cách mạng tư sản Anh Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Kết quả Câu 2. (1điểm) Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản, theo em Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. B 2. C 3. A 4. D 5. A 6. D 7. D 8. A 9. B 10. B 11. C 12. D 13. D 14. D 15. B 16. B 17. C 18. B 19. D 20. A 21. A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Anh với cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga theo mẫu sau: Tiêu chí Cách mạng tư sản Anh Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga Điểm Mục tiêu - Lật đổ chế độ phong kiến. - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Lật đổ chế độ Nga hoàng, - Giành chính quyên về tay nhân dân. 0,5 Lãnh đạo Tư sản và quý tộc mới. Lê – nin và Đảng Bôn- sê – vích. 0,5 Động lực Lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Công nhân, nông dân, binh lính. Kết quả - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Lật đổ chế độ Nga hoàng. - Xô viết – chính quyền của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. - Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản cũng được thành lập. 0,5 Câu 2. Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản, Việt Nam chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì? - Kiên trì độc tôn quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.. 0,25 - Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. 0,25 - Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế 0,25 ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC TỔ: SỬ - ĐỊA- KTPL (Đề gồm có 03 trang) KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ 602 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là A. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. B. đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. C. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. D. xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Câu 2. Đâu không phải là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Sức sản xuất phát triển cao. B. Có khả năng tự điều chỉnh và thích ứng cao. C. Độc quyền nhà nước. D. Tư bản ngân hàng hợp nhất với tư bản công nghiệp. Câu 3. Năm 1961 nước nào sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. B. Cộng hòa Ấn Độ. C. Cộng hoà Cu- ba. D. Cộng hòa Dân chủ Đức. Câu 4. Năm 1949, sau khi cách mạng thành công, Trung Quốc đã A. đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. lựa chọn con đường phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. C. tiến hành cải cách mở cửa đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. D. lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Câu 5. Tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể qua A. Chính trị, ngoại giao. B. liên minh quân sự. C. kinh nghiệm quản lý. D. Văn hóa – giáo dục. Câu 6. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm tiêu biểu nào? A. Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu. B. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. C. Có sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Có khả năng giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trên thế giới. Câu 7. Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là A. lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. B. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. C. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. D. xác lập quan hệ sản xuát tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Câu 8. Trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ là do A. sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. B. liên minh quân sự với các nước tư bản lớn. C. tiến hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực. D. tiến hành cuộc nội chiến lật đổ phong kiến. Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. B. Tạo điều kiện để các nước Cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. D. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. Câu 10. Cuối thế kỷ XIX đầu XX, các nước tư bản Âu – Mỹ bước sang A. chủ nghĩa xã hội. B. giai đoạn quân phiệt. C. chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Câu 11. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là A. một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. B. một hình thức của chủ nghĩa phát xít. C. một hình thức của chủ nghĩa xã hội. D. một hình thức của chủ nghĩa quân phiệt. Câu 12. Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế ở miền Nam của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phát triển phổ biến là A. đồn điền, trang trại. B. khai thác dầu mỏ. C. công thương nghiệp. D. luyện kim và đóng tàu. Câu 13. Ngay sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện thống nhất đất nước năm 1976 Việt Nam đã A. tiến hành cải cách đổi mới. B. hội nhập kinh tế thế giới. C. gây chiên tranh với các nước láng giềng D. đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 14. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. B. phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khi cải tổ đất nước. C. thiếu dân chủ và công bằng, gây bất ổn trong xã hội. D. chưa bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Câu 15. Trào lưu Triết học Ánh sáng là tiền đề tư tưởng của A. nội chiến ở Mĩ. B. cải cách nông nô ở Nga. C. cách mạng tư sản Anh. D. cách mạng tư sản Pháp. Câu 16. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Mỹ (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Tơ-rớt. B. Đai-bát-xư. C. Xanh-đi-ca. D. Các-ten. Câu 17. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân được thiết lập ở nước Nga được gọi là A. Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản. B. Xô viết đại biểu công nhân, tiểu tư sản và binh lính. C. Chính phủ dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản. D. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Thiếu thống nhất trong công tác chỉ đạo về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. B. Chính trị - xã hội rối ren, phong trào ly khai đòi độc lập nổi lên nhiều nơi. C. Do mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách cải tổ. D. Không có tiềm lực về kinh tế để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Câu 19. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Philippin. D. Inđônêxia. Câu 20. Sự kiện đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là A. bản hiến pháp năm 1925 của Liên Xô được thông qua. B. bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua năm 1924. C. Đại hội Xô viết toàn Nga thành công ngày 25 tháng 10 năm 1917. D. bản hiến pháp năm 19 22 của Liên Xô được thông qua. Câu 21. Đẳng cấp thứ 3 trong xã hội Pháp trước cách mạng gồm những lực lượng nào? A. Tăng lữ, quý tộc, tư sản và nông dân. B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị. C. Quý tộc, nông dân, tăng lữ, thợ thủ công. D. Vua, quan lại, tăng lữ, bình dân thành thị II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (2 điểm) Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Pháp với cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga theo mẫu sau: Tiêu chí Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Kết quả Câu 2. (1 điểm) Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản, theo em Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. A 2. D 3. C 4. A 5. C 6. A 7. D 8. C 9. C 10. D 11. A 12. A 13. D 14. A 15. D 16. A 17. D 18. C 19. B 20. B 21. B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Lập bảng so sánh cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga. Tiêu chí Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Điểm Mục tiêu - Lật đổ chế độ phong kiến - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời - Thành lập chính quyên của nhân dân. 0,5 Lãnh đạo Tư sản Lê – nin và Đảng Bôn- sê – vích 0,5 Động lực Lãnh đạo và quần chúng nhân dân Công nhân, nông dân, binh lính 0,5 Kết quả - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. - Thiết lập chế độ cộng hoà - Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản. - Thành lập Chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính. 0,5 Câu 2. Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản, Việt Nam chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì? - Kiên trì độc tôn quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.. 0,25 - Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. 0,25 - Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế 0,25 ĐỀ SỐ 3 TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC TỔ:SỬ - ĐỊA- KTPL (Đề gồm có 03 trang) KIỂM TRA GIỮA KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút MÃ ĐỀ 603 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là A. xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. C. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. D. xác lập nền dân chủ tư sản. Câu 2. Đâu không phải là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Độc quyền nhà nước. B. Có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử. C. Khả năng tự điều chỉnh. D. Hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản tài chính. Câu 3. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (1922) tại Mátxcơva đã thông qua A. bản Tuyên bố thành lập Liên minh các nước cộng hoà Xô viết. B. bản tuyên bố nước Nga Xô viết liên minh với các nước cộng hoà Xô viết. C. bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. bản Tuyên bố thành lập Liên minh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. Câu 4. Tháng 10 năm 1949, Trung Quốc đã A. tiến hành cải cách mở cửa để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. B. lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. D. hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 5. Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Dai-bát-xư, Con-sen. B. Các-ten, Xanh-đi-ca. C. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. D. Con-sen, Tơ-rớt. Câu 6. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á? A. Nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập năm 1949. B. Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập năm 1950. C. Nước Cộng hoà Cu- ba thành lập năm 1959. D. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. Câu 7. Tháng 12 năm 1975 sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập đã làm gì? A. Định hướng phát triến tư bản chủ nghĩa B. Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Cộng hoà tư sản được thiết lập. D. Thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến. Câu 8. Nữa sau thế kỷ XIX , chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập ở đâu? A. Châu Á và Châu Phi. B. Châu Âu và Bắc Mĩ. C. Tây Âu và Châu Á. D. Bắc Mĩ và Nam Á. Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. C. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. D. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. Câu 10. Đầu thế kỉ XVII Anh là nước A. thuộc địa của Pháp. B. có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. C. xuất khẩu nông sản nhất châu Âu. D. có nền kinh tế phát triển thứ hai châu Âu. Câu 11. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là A. phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng khi cải tổ đất nước B. thiếu dân chủ và công bằng, gây bất ổn trong xã hội. C. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. D. chưa bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Câu 12. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Nhật Bản tránh được nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây là do A. sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. B. tiến hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực. C. liên minh quân sự với các nước tư bản lớn. D. tiến hành cuộc nội chiến lật đổ phong kiến. Câu 13. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chính quyền của giai cấp tư sản được thiết lập ở nước Nga là A. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. B. Chính phủ tư sản lâm thời. C. Chính phủ dân tộc dân chủ. D. Xô viết đại biểu công nhân, tiểu tư sản và binh lính. Câu 14. Đến cuối thế kỷ XVII nước pháp vẫn duy trì chế độ A. quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua Lu- I XVI. B. quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Lu- I XVI. C. cộng hoà tư sản đứng đầu là thủ tướng. D. quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Sac- lơ I. Câu 15. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm tiêu biểu nào? A. Khả năng giải quyết tốt mọi tranh chấp, xung đột trên thế giới. B. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu cách mạng KH-CN. C. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Câu 16. Tổ chức độc quyền là A. liên minh các ngân hàng lớn. B. liên minh các ngân hàng vừa. C. liên minh các nhà tư bản vừa. D. liên minh các nhà tư bản lớn. Câu 17. Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc đi
File đính kèm:
bo_13_de_thi_lich_su_11_ket_noi_tri_thuc_giua_ki_1_co_dap_an.docx