Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án)

Câu 1. (5,0 điểm)

a. Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì?

b. Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.

Câu 2. (5,0 điểm)

a. Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.

b. Nêu cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 3. (4,0 điểm)

Qua việc kí kết các hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Câu 4. (6,0 điểm)

Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

docx 64 trang Minh Toàn 28/06/2025 210
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 1
 TRƯỜNG THCS TRIỆU THÀNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 
 MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1. (5,0 điểm)
a. Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? 
b. Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh. 
Câu 2. (5,0 điểm)
a. Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.
b. Nêu cảm nghĩ của em về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và 
quần đảo Trường Sa. 
Câu 3. (4,0 điểm)
Qua việc kí kết các hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều 
đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 4. (6,0 điểm)
Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao 
Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?
 _____ Hết _____
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐÁP ÁN
 Câu Nội dung Điểm
 a. Kết quả:
 - Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ 1,0
 quân chủ lập hiến. 
 - Quyền lợi của NDLĐ không được đáp ứng. 0,5
 b. Ý nghĩa:
 - Cuộc cách mạng tư sản Anh đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 1,0
Câu 1
 mạnh mẽ ở nước Anh
(5,0 đ)
 - Đưa tư sản và quý tộc mới lên nắm chính quyền. 0,5
 - Tính chất: Cuộc cách mạng tư sản 0,5
 - Đặc điểm: 
 + Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản và quý 1,0
 tộc mới.
 + Là cuộc cách mạng không triệt để. 0,5
 a. Mô tả quá trình
 - Thời vua Gia Long: 
 + Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng 1,0
 quân đội,với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo 
 này.
 + Năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong trên quần 0,5
 đảo Hoàng Sa
 - Thời vua Minh Mạng: 
Câu 2 + Đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng 0,5
(5,0 đ) miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
 + Hàng năm cho người đi dò xét để thuộc đường biển đến Hoàng Sa, cử người 1,0
 ra Hoàng Sa trông nom, đo đạc, lưu dấu để ghi nhớ
 - Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam 0,5
 nhất thống toàn đồ
 - Thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. 0,5
 b. Cảm nghĩ (trên cơ sở cách trình bày của học sinh)
 - Quá trình thực thi chủ quyền từ rất sớm 0,5
 - Là cơ sở về mặt pháp lý và lịch sử để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. 0,5
Câu 3 Đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn
(4,0 đ) - Không kiên quyết đánh Pháp. 1,0
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 - Khi Pháp mở rộng chiến tranh cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà còn 1,0
 ngăn cản nhân dân chống giặc, 
 - Luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp, kí hiệp ước đầu hàng bán 0,5
 nước.
 - Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh 0,5
 truyền thống của dân tộc, sợ dân hơn sợ giặc.
 - Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, 0,5
 - Không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân 0,5
 tộc, từng bước làm mất nước
 * Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 
 đến năm 1917.
 - Ngày 5 – 6 – 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm 1,0
 phụ bếp trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây 
 và sau đó qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
 - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, đã làm nhiều nghề để kiếm sống, 1,0
 tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước và phong trào 
 công nhân Pháp.
 - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư 1,0
Câu 4
 tưởng của Nguyễn Tất Thành.
(6,0 đ)
 - Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để 
 Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt 1,0
 Nam.
 * Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới
 - Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục 1,0
 song đều không giành được thắng lợi
 - Nguyễn Tất Thành mặc dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền 1,0
 bối nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con 
 đường cứu nước mới cho dân tộc.
 _____ Hết_____
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 2
 PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 TRƯỜNG TH&THCS CAM HIẾU MÔN: LỊCH SỬ
 THỜI GIAN: 120 PHÚT
I. Lịch sử thế giới
Câu 1. (3 điểm) Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay, Việt Nam đứng 
trước những cơ hội và thách thức gì?
Câu 2 (5 điểm) Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc? Hiện nay, Việt 
Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh 
thổ với Trung Quốc như thế nào?
II. Lịch sử Việt Nam 
Câu 1 (4 điểm) Khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối 
cảnh lịch sử nào? Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế 
kỉ XX?
Câu 2 (3,5 điểm) “Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được 
tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức 
mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136). 
Bằng những sự kiện có chọn lọc em hãy trình bày: Động cơ và những nội dung cơ bản khiến các sĩ phu 
yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX 
không được thực hiện?
Câu 3 (2,0 điểm) Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thi hành chính sách gì về chính trị, 
kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Việt Nam? Chính sách văn hóa - giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn 
minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
III. Lịch sử địa phương
Câu 1 (2,5 điểm): Theo em, ngày nay văn hóa Quảng Trị còn bảo tồn những nét đẹp nào? Em biết gì về 
khu di tích lịch sử Tân Sở ở Quảng Trị? 
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Lịch sử thế giới
 Câu 1 * Cơ hội:
 (3 điểm) - Mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học - kĩ thuật, công nghệ và 0,5
 văn hoá
 - Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam được phát triển, hội nhập vào cộng đồng 0,5
 khu vực, vào thị trường các nước trên thế giới
 - Khơi dậy tiềm năng, sự sáng tạo trong lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật 0,5
 chất, tinh thần
 * Thách thức:
 - Trình độ tiếp cận những thành tựu của khoa học - công nghệ thế giới của nước ta 0,5
 còn hạn chế nhất định, đặc biệt trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
 - Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế
 - Những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ (ô nhiễm môi trường, 0,5
 tai nạn lao động, tai nạn giao thông) đặt ra cho nước ta những khó khăn cần nghiên 
 cứu giải quyết 0,5
 Câu 2 - Mục đích hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc: 1,0đ
 (5 điểm) Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân 
 tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình 
 đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
 - Nguyên tắc hoạt động: 2,5đ
 + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 0,5
 + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 0,5
 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 0, 5
 + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0, 5
 + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và 
 0, 5
 Trung Quốc).
 2. Việt Nam vận dụng nguyên tắc 1,5đ
 - Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang có sự tranh chấp về lãnh thổ ở vùng Biển 
 Đông trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế hai quần đảo này là của 0,75đ
 Việt Nam, có những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi. 
 - Việt Nam đã kiên trì thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất 
 là nguyên tắc thứ tư và thứ năm: giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa 
 0,75đ
 bình và chung sống hòa bình. Việt Nam đã kiên trì đối thoại, tránh xung đột vũ trang 
 với Trung Quốc để tìm con đường giải quyết đúng đắn nhất.
II. Lịch sử Việt Nam 
 Câu 1 Bối cảnh:
 0,5
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 Bên ngoài: Cuộc vận động Duy tân Minh Trị ở Nhật, cuộc vận động Duy Tân ở Trung 
 Quốc, Tân Thư, Tân báo ở Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc... đã 
 tác động đến Việt Nam..
 Trong nước: Phong trào Cần Vương chấm dứt, phong trào đấu tranh theo tư tưởng 0,5
 phong kiến thất bại, các phong trào tự phát của nông dân tạm lắng...
 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho cơ cấu kinh tế xã hội Việt 0,5
 Nam có sự thay đổi. Các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực 
 lượng xã hội mới.
 Một số sĩ phu yêu nước thức thời nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có 0,5
 điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.....
 Giống nhau: 0,5
 + Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc.
 + Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, trí thức phong kiến ưu tú.
 + Mục đích đấu tranh là giành độc lập cho dân tộc.
 + Đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới từ bên ngoài. Có Khuynh hướng cứu nước 
 theo tư tưởng dân chủ tư sản
 Khác nhau: 0,5
 + Khuynh hướng bạo động do Phan Bội Châu khởi xướng: Chủ trương bạo động vũ 
 trang chống Pháp, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ viện trợ bên ngoài, trước 
 hết là Nhật Bản. Giải phóng dân tộc là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ
 + Khuynh hướng cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng: Chủ trương cứu nước 
 bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền. Đề cao phương châm “Tự lực khai hóa”. Nhấn 
 mạnh cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện để giải phóng dân tộc. Ông chủ trương 
 bất bạo động, vận động thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền..
Câu 2 * Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách: 1,0
 - Đất nước lâm vào tình trạng ngày một nguy khốn 0,25
 - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân 0,25
 - Muốn cho nước nhà giàu mạnh 0,25
 - Có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù 0,25
 * Những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách: 1,5
 - Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ 0,25
 - Phát triển buôn bán thông thương với nước ngoài 0,25
 - Phát triển công thương nghiệp và tài chính 0,25
 - Cải tổ giáo dục, khai thông dân trí 0,25
 - Chấn chỉnh bộ máy quan lại, chỉnh đốn võ bị 0,25
 - Chấn chỉnh quốc phòng, bảo vệ đất nước 0,25
 * Các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XI X không được thực hiện 1,0
 - Các đề nghị vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, 0,5 
 chưa đụng chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết mâu thuẫn chủ yếu 
 của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược, 
 giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
 0,5 
 - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ trong việc thích ứng hoàn cảnh, nên đã 
 không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách có 
 khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới. 
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong 
 kiến. (0,5 đ)
 Câu3 *Chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục: 1,5
 (2,0 - Chính trị: 0,5
 điểm) + Pháp thành lập liên bang Đông Dương gồm 5 xứ, đứng đầu là viên toàn quyền người 
 Pháp.
 + Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở 
 Việt Nam vẫn là làng xã do các chức dịch địa phương cai quản.
 + Bộ máy chính quyền từ trung ương dến địa phương đều do người Pháp chi phối.
 - Kinh tế: 0,5
 + Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh 
 thu tô.
 + Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại, lập các đồn điền.
 + Giao thông vận tải: chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông: đường sắt, 
 đường bộ, đường thủy.
 + Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền về thị trường Việt Nam.
 - Văn hoa, giáo dục: 0,5
 + Duy trì nền giáo dục Hán học cũ, sau đó có thêm môn Tiếng Pháp.
 + Mở thêm một số trường học để đào tạo tay sai phục vụ cho việc cai trị.
 * Chính sách văn hóa - giáo dục của Pháp không phải để “khai hóa văn minh” 
 cho người Việt Nam, vì: 0,5
 - Việc duy trì nền GD cũ nhằm mục đích là thực hiện chính sách nô dịch, ngu dân.
 - Dạy Tiếng Pháp, mở trường học chỉ đào tạo những con em quan lại, đội ngũ tay sai 
 người bản xứ để phục vụ cho việc cai trị. 
III. Lịch sử địa phương
Câu 1 (2,5 đ) 
Nét đẹp văn hóa của Quảng Trị 
- Văn hóa Quảng Trị được xây dựng bởi cộng đồng dân tộc người Việt, Chăm. Bru – Vân Kiều, Tà ôi- 
Pa Cô (0,25 đ)
- Ở Quảng Trị tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian: Thờ cúng tổ tiên, dọng họ, gia tộcthờ thần 
hoàng, những người có công (0,25 đ)
- Nhân dân Quảng Trị có truyền thống hiếu học (0,5 đ)
- Người Quảng Trị có cuộc sống cần kiệm. lạc quan..có tình yêu nước nồng nàn, một bản lĩnh kiên cường, 
bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh. Cần cù, tự lập, tự cường trong sản xuất, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
Có tâm hồn trong sáng, thủy chung(0, 5 đ)
Khu di tích lịch sử Tân sở ở Quảng Trị 
- Di tích căn cứ Tân Sở nằm ở làng Mai Đàn - Cam Chính - Cam Lộ được bộ văn hoán thông tin xếp hạng 
quốc gia năm 1995. Đây là di tích thành lũy quân sự cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, ghi 
dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của phong trào Cần Vương Pháp cuối TK XIX(0,5 đ)
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
- Tại Tân Sở, ngày 13/7/1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã ban chiếu Cần Vương kêu 
gọi nhân dân giúp vua cứu nước, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Tân Sở trở thành trung tâm lãnh đạo 
kháng chiến của phong trào Cần Vương(0,5 đ)
 DeThiLichSu.net Bộ 14 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 3
 PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 TRƯỜNG THCS NINH PHÚC Môn: Lịch sử 8
 Thời gian làm bài 150 phút
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (10 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm) 
Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng ? Đó là cuộc cách mạng nào ? vì sao ? Trình bày ý 
nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2 (2.5 điểm) 
Sau hi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác 
phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách 
là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 
năm 1917, hãy giải thích lí do?
Câu 3 (4.5 điểm)
Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển 
đó? 
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 điểm)
Câu 4 (4.5 điểm)
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những 
nội dung chính của các đề nghị cải cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa 
của các đề nghị cải cách?
Câu 5 (3.0 điểm)
Cho biết địa bàn cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Cuộc chiến đấu ở 
Hương Khê đã diễn ra như thế nào ? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
trong phong trào Cần Vương?
Câu 6 (2.5 điểm)
Em có nhận xét gì về các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX? Vì sao 
các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK X I X đều thất bại?
 DeThiLichSu.net

File đính kèm:

  • docxbo_14_de_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_8_cap_truong_co_dap_an.docx