Bộ 14 Đề thi Lịch sử 12 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi Lịch sử 12 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi Lịch sử 12 Kết Nối Tri Thức giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THCS&THPT CỬA VIỆT -------------------- (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 Phần I . Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh chọn từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một trong những mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là A. xoá bỏ các rào cản về tài chính, anh ninh, chính trị của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. B. góp phần đưa Đông Nam Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất thế giới. C. đưa ASEAN trở thành một cộng đồng với ba trụ cột có mức liên kết sâu rộng và ràng buộc hơn. D. thúc đẩy ASEAN tập trung mở rộng, phụ thuộc vào hợp tác với các nước trong liên minh châu Âu. Câu 2. Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN? A. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới. B. xây dựng một ASEAN giàu có, không có vũ khí hạt nhân. C. xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước ASEAN. D. thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí. Câu 3. Năm 1995, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết nạp nước nào làm thành viên thứ 7? A. Việt Nam. B. Thái lan. C. Campuchia D. Brunây. Câu 4. Một trong những nội dung hợp tác chủ yếu của các nước ASEAN là A. kinh tế. B. thể thao. C. đối ngoại. D. quân sự. Câu 5. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức tại Malaixia năm 1997, các nước thành viên đã A. định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN. B. kí hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. C. kí Hiệp định Khung về tăng cường và hợp tác ASEAN. D. thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Câu 6. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. tiến tới thành lập nước Liên bang. B. tổ chức lại trật tự khu vực châu Á. C. khu vực hóa trở nên phổ biến. D. thành lập một liên minh quân sự. Câu 7. Hoạt động nào sau đây là vai trò thúc đẩy phát triển của Liên hợp quốc? A. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ nhằm xoá bỏ đói nghèo. B. Kì điều ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. D. Đề ra nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, trí thức, kĩ thuật Câu 8. Tham gia vào Cộng đồng ASEAN sẽ đem lại những cơ hội nào cho Việt Nam để tiến hành xây dựng kinh tế đất nước? A. Khắc phục được tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu. B. Nhận được sự đầu tư về vốn, tiếp thu khoa học công nghệ. C. Nâng cao vị thế quốc tế để gia nhập vào Hội đồng bảo an. D. Có thêm lực lượng đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Câu 9. ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại A. hội nghị kí kết hiệp ước thân thiện và hợp tác (1976). B. hội nghị thành lập ASEAN (1967). C. hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức (1997). D. lễ kết nạp Campuchia năm 1999. Câu 10. Một trong năm quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là ? A. Thái Lan. B. Brunây. C. Campuchia. D. Mianma. Câu 11. Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta(1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là A. Mông Cổ. B. Tây Âu. C. Đông Âu. D. Trung Đông. Câu 12. Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) là A. được mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa. B. khai thác vốn đầu tư, khoa học – công nghệ. C. tiếp thu những kinh nghiệm quản lí sản xuất. D. giao lưu, học hỏi về văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 13. Từ sự phát triển kinh tế của Xin-ga-po ở những thập niên cuối thế kỉ XX, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? A. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. B. Áp dụng thành tựu KH-KT hiện đại. C. Coi trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Chú trọng phát triển nghành công nghiệp phần mềm. Câu 14. Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề ở Biển Đông? A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. B. Không đe dọa dùng vũ lực tấn công các quốc gia khác. C. Sự nhất trí của các nước thường trực Hội đồng bảo an. D. Quyền bình đẳng giữa các thành viên Liên hợp quốc. Câu 15. Một trong những cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là A. tòa án quốc tế. B. tổng thư kí. C. ban thư kí. D. quỹ nhi đồng. Câu 16. Một trong những thách thức về kinh tế mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. những vấn đề lịch sử sâu xa. B. chênh lệch trình độ phát triển. C. sự xung đột lãnh thổ, biên giới. D. sự đa dạng về chế độ chính trị. Câu 17. Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là A. chịu sự cạnh tranh quyết liệt. B. diểm xuất phát thấp về kinh tế. C. sử dụng nguồn vốn bất hợp lý. D. tụt hậu về kinh tế, công nghệ. Câu 18. Một trong những nội dung chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN là A. xây dựng một thị trường, hệ thống sản xuất có sự chuyển dịch tự do hàng hóa. B. xây dựng khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một thế giới liên kết. C. tạo dựng một khu vực gắn kết, hòa bình, tự cường với trách nhiệm chung. D. xây dựng một cộng đồng ASEAN theo các giá trị và chuẩn mực chung. Câu 19. Vấn đề nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách cần giải quyết trong phe Đồng minh đầu năm 1945? A. Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. Câu 20. Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là A. Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN. B. Cộng đồng chính trị-pháp luật ASEAN. C. Cộng đồng than thép ASEAN. D. Cộng đồng năng lượng ASEAN. Câu 21. Một trong những điểm giống về mục tiêu của Liên hợp quốc so với các tổ chức quốc tế và khu vực khác là A. thực hiện quyền tự do dân chủ, dân quyền. B. đem lại lợi ích cho các nước thành viên. C. trao đổi về vốn, khoa học và kinh nghiệm. D. tập hợp thành viên vào liên minh quân sự. Câu 22. Tham dự hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Liên Xô, Mĩ, Pháp. B. Anh, Pháp, Liên Xô. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 23. Đâu là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN? A. Một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á. B. Nhu cầu mở rộng và tầm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. C. Xu thế liên kết khu vực ngày càng phát triển. D. Các nước Đông Nam Á giành độc lập dân tộc. Câu 24. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là A. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước. C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực bằng biện pháp hoà giải. D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a., b., c., d. ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có” (Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc) Đoạn tư liệu trên phản ánh nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc, với nội dung cơ bản: a. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. b. Từ bỏ đe dọa bằng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế c. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. d. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: Lá cờ của tổ chức ASEAN được sử dụng chính thức từ ngày 31-5-1997, khi tổ chức này có 7 thành viên. Ở giữa cờ là biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức của đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Lá cờ ASEAN đại diện cho một ASEAN năng động, thống nhất, hòa bình và ổn định. Màu sắc của lá cờ gồm có màu xanh, đỏ, trắng và vàng, đại diện cho các màu chính của quốc kỳ các nước thành viên ASEAN. Ngày 30-4-1999, ý tưởng đó đã thành hiện thực khi Cam-pu-chia gia nhập ASEAN - sự kiện gắn liền với vai trò vận động đặc biệt của Việt Nam. ASEAN trở thành mái nhà chung của 10 nước Đông Nam Á, đồng thời tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất thế giới. a. Ngày 30-4-1999, tại Băng cốc, Cam-pu-chia đã gia nhập ASEAN. b. Con đường ASEAN (THE ASEAN WAY) là bài ca chính thức của ASEAN c. Vòng tròn màu đỏ viền trắng trên lá cờ ASEAN biểu thị sự thống nhất của cộng đồng ASEAN. d. ASEAN là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á có tinh thần cởi mở, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Biểu hiện của xu thế đa cực trước hết là sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Thứ hai là sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. Thứ ba là vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực. Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr. 19 – 20) a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về biểu hiện của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện nay. b. Trong xu thế đa cực, Mỹ không còn là cường quốc duy nhất nắm vai trò chi phối quan hệ quốc tế. c. Một trong những điểm khác biệt của trật tự thế giới theo xu thế đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta là sự gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một số cường quốc mới. d. Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn là một biểu hiện cho sự cân bằng sức mạnh giữa hai hệ thống xã hội đối lập trong trật tự thế giới đa cực. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong giai đoạn 2009 – 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, ký tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh Diều trang 24.) a. Đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN đã được thành lập với hợp tác ở 3 trụ cột. b. Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. c. Cộng đồng ASEAN có mục tiêu nhất thể hóa về chính trị, kinh tế và tài chính. d. Cộng đồng ASEAN đánh dấu sự hợp tác giữa các thành viên lên tầm cao mới. ------ HẾT ------ ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/a C D A A A C D B C A C B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đ/a B A C B A A A A B D D A DẠNG Đ/S Câu LH ĐA Câu LH ĐA Câu LH ĐA Câu LH ĐA 1 a S 2 a S 3 a Đ 4 a Đ b S b Đ b Đ b S c S c Đ c Đ c S d Đ d Đ d S d Đ ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THCS&THPT CỬA VIỆT -------------------- (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 Phần I . Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh chọn từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi A. thành viên thứ 10 được kết nạp. B. Việt Nam gia nhập ASEAN. C. ASEAN thành lập. D. Hiệp ước Bali được kí kết. Câu 2. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới? A. Tòa án quốc tế. B. Hội đồng bảo an. C. Ban thư kí. D. Đại hội đồng. Câu 3. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức tại Malaixia năm 1997, các nước thành viên đã thông qua A. tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN. B. tuyên bố Bali II. C. văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. D. tuyên bố về khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập. Câu 4. Một trong những nội dung hợp tác chủ yếu của các nước ASEAN là A. quân sự. B. thể thao. C. văn hóa - xã hội. D. đối ngoại. Câu 5. Nội dung nào sau đây là thách thức Việt Nam phải ứng phó khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN? A. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu. B. Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực. C. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ có thể bùng nổ. D. Nguy cơ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Câu 6. Một trong những mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là A. đưa Đông Nam Á trở thành số 1 thế giới. B. thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thống nhất. C. xây dựng khối tư bản chủ nghĩa phát triển. D. thúc đẩy hòa bình - ổn định của khu vực. . Câu 7. Nội dung nào sau đây là mục tiêu hướng tới của các nước Đông Nam Á khi xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN? A. giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội. B. xây dựng một ASEAN giàu có, không vũ khí hạt nhân. C. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết lớn nhất thế giới. D. thu hẹp khoảng cách giữa các nước ASEAN về dân trí. Câu 8. Một trong những nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới ngày nay là A. vị thế của vùng biển, quần đảo, chủ quyền ở đó. B. sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. C. xu thế hòa hoãn giữa các châu Âu và Trung Á. D. Sự phát triển về thực lực giữa các cường quốc. Câu 9. "Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế" là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào sau đây? A. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Liên hợp quốc (UN). Câu 10. Một trong những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN là ? A. Hợp tác với các nước ngoài khu vực để phát triển. B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. C. Muốn liên kết với các cường quốc bên ngoài. D. Hợp tác và liên kết với Mĩ để phát triển. Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng những cơ hội khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN? A. Thu hút vốn đầu tư và khoa học – công nghệ tiên tiến. B. Tranh thủ viện trợ để giải quyết khó khăn ở trong nước. C. Tăng cường giao lưu về mọi mặt và mở rộng thị trường. D. Đẩy mạnh được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 12. Năm 1999, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết nạp thêm A. Việt Nam. B. Brunây. C. Campuchia D. Thái lan. Câu 13. Đâu là nhận xét đúng về vai trò của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế? A. Liên minh chính trị - kinh tế chiến lược của khu vực Đông Nam Á. B. Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất của châu Á. C. Liên minh hợp tác toàn diện, hiệu quả của khu vực Đông Nam Á. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương. Câu 14. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào thời điểm nào của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đã hoàn toàn kết thúc. B. Giai đoạn kết thúc. C. Bùng nổ và lan rộng. D. Phát triển đến đỉnh cao. Câu 15. Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử ASEAN. B. Cộng đồng than thép ASEAN. C. Cộng đồng môi trường ASEAN. D. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN. Câu 16. Vai trò duy trì hoà bình, an ninh quốc tế của Liên hợp quốc được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây? A. Xây dựng chương trình hỗ trợ các nước về vốn, trí thức, kĩ thuật..... B. Kĩ điều ước quốc tế về quyền phụ nữ và trẻ em. C. Thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. D. Đề ra mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ nhằm xoá bỏ đói nghèo. Câu 17. Quyết định quan trọng nào dưới đây không phải của Hội nghị I-an-ta (2/1945)? A. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. C. Thỏa thuận việc Anh vào Đông Dương giải giáp quân đội phát xít Nhật. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới. Câu 18. Một trong những mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là A. phụ thuộc đầu tư bên ngoài. B. liên kết tất cả các lĩnh vực. C. xoá bỏ đường biên giới ở khu vực. D. mở rộng hợp tác với bên ngoài. Câu 19. Một trong những thách thức mà cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình xây dựng và phát triển là A. khí hậu ngày càng khắc nghiệt. B. gặp những khó khăn về địa lí. C. một số quốc gia không có biển. D. sự đa dạng về chế độ chính trị. Câu 20. Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta(1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ là A. Trung Quốc. B. Đông Âu. C. Nhật Bản. D. Mông cổ. Câu 21. Đâu là ý nghĩa của việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các năm 2008 và 2019 ? A. Việt Nam đã xóa bỏ được tình trạng tham nhũng. B. Vị thế, uy tín được nâng cao trên trường quốc tế. C. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc. D. Tình hình an ninh – chính trị tương đối ổn định. Câu 22. Một trong năm quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là ? A. Mianma. B. Singapo. C. Campuchia. D. Brunây. Câu 23. Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN lấy yếu tố nào làm trung tâm? A. Lấy văn hóa làm trung tâm. B. Lấy kinh tế làm trung tâm. C. Lấy tài chính làm trung tâm. D. Lấy con người làm trung tâm. Câu 24. Một trong những điểm chung về vai trò của các các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là A. hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế, tài chính để các nước nghèo phát triển. B. thúc đẩy nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển vững chắc. C. giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực. D. là cầu nối giữa các quốc gia, đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a., b., c., d. ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc 1. Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên; 2. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; 3. Cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; 4. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; 5. Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; 6. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. (Theo Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945) a. Các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định đầy đủ tại Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945. b. Toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị là những quyền dân tộc cơ bản của một quốc gia, được Liên hợp quốc tôn trọng thông qua nguyên tắc hoạt động. c. Liên hợp quốc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc thông qua nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước”. d. Quan điểm về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được đề cập đến trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là quan điểm lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thế giới. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta, Indonesia, từ ngày 4 đến 7/9/2023. Với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Chủ tịch ASEAN năm 2023 Indonesia tích cực thúc đẩy nhiều ưu tiên, sáng kiến hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững ở khu vực, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ASEAN, vừa tạo động lực để ASEAN phát triển, vừa củng cố vai trò của Hiệp hội là lực lượng chủ đạo trong các tiến trình đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 có ý nghĩa quan trọng, là dịp để các lãnh đạo thảo luận những vấn đề chiến lược tác động đến khu vực, tiến trình phát triển của ASEAN, các biện pháp nâng tầm và tạo động lực cho hợp tác ASEAN thời gian tới, cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. a. Chủ tịch ASEAN năm 2020 là Thái Lan b Mục đích của Hội nghị ASEAN lần t
File đính kèm:
bo_14_de_thi_lich_su_12_ket_noi_tri_thuc_giua_ki_1_nam_hoc_2.docx