Bộ 15 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 15 Đề thi Lịch sử 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NƯỚC OA KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ 11 - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 111 PHẦN I: Trắc nghiệm nhiều phương án (6 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Giúp Xiêm trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á. B. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa. C. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh. D. Giúp Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Câu 2: Những cải cách của triều đình Xiêm cuối thế kỉ XIX được tiến hành theo mô hình của A. Ấn Độ. B. phương Tây. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bổi cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. B. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp. D. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt. Câu 4: Trong các thế kỷ XVI – XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược bùng nổ sớm ở những quốc gia Đông Nam Á nào sau đây? A. Việt Nam và Lào. B. In-đô-nê-xi-a và Miến Điện. C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. Mã Lai và Phi-líp-pin. Câu 5: Việt Nam rút ra được bài học gì từ những chính sách cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc hiện nay? A. Cải cách hành chính theo mô hình châu Âu. B. Cần xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. C. Thi hành lối sống và văn hóa phương Tây. D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Câu 6: Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên Chủ nghĩa xã hội? A. Thái Lan. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc. Câu 7: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? A. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị. B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế. D. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. Câu 8: Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha Câu 9: Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có điểm mới nào sau đây? A. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: phong kiến và tư sản. B. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản. C. Khuynh hướng vô sản được nối tiếp sau khi khuynh hướng tư sản đã thất bại. D. Tận dụng thời cơ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nước đã tuyên bố độc lập. Câu 10: Điểm chung của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay là A. tham gia tổ chức ASEAN. B. trở thành các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. C. thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. D. từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới. Câu 11: Thành tựu tiêu biểu về khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đạt được vào năm 2003 là A. ngành công nghệ sinh học phát triển. B. phóng thành công tàu Thần Châu 5. C. xây dựng thành công đập Tam Hiệp. D. chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Chậm áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Tiến hành cải tổ đất nước, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài. D. Sự sa sút, khủng hoảng về lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Câu 13: Đâu là nhận xét đúng về hệ quả của chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân phương Tây đối với nền chính trị Đông Nam Á? A. Các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nước thực dan phương Tây. B. Nhiều trường học được xây dựng đã khai hóa văn minh cho Đông Nam Á. C. Nhân dân Đông Nam Á tích cực hưởng ứng chính sách văn hóa của các nước thực dân. D. Để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho nhân dân các nước Đông Nam Á. Câu 14: Điểm tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là gì? A. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhà ga, bến cảng, đường xá. B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển về công nghiệp. C. Xóa bỏ tệ nạn xã hội, nếp sống mới được xây dựng. D. Hệ thống an sinh xã hội đã được đầu tư quy mô lớn. Câu 15: Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ latinh? A. Thái Lan. B. Ấn Độ. C. Iran. D. Cuba. Câu 16: Sau khi giành độc lập, tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á như thế nào? A. Công nghiệp phát triển. B. Nghèo nàn và lạc hậu. C. Phát triển thương nghiệp. D. Phát triển rất mạnh mẽ. Câu 17: Trong quá trình thống trị ở Phi -lip – pin, thực dân Tây Ban Nha đã A. phát triển văn hóa truyền thống Philippin. B. áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo. C. xây dựng nhiều trường đại học hiện đại. D. áp đặt và mở rộng Hồi giáo. Câu 18: Nguyên nhân khách quan dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là A. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. B. đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. C. không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. D. khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. Câu 19: Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á? A. Anh. B. Bồ Đào Nha. C. Tây Ban Nha. D. Pháp. Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm? A. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối. B. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. C. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Câu 21: Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. thực dân Hà Lan. C. đế quốc Mĩ. D. thực dân Anh. Câu 22: Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX? A. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. B. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm. C. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 23: Từ 1950 đến những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. viện trợ để Việt Nam đánh Mỹ. C. chiến tranh giải phóng dân tộc. D. công cuộc khôi phục kinh tế. Câu 24: Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới? A. Việt Nam. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. PHẦN II: Trắc nghiệm Đúng - Sai (2 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau: “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.” (Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234) A. Chính quyền thực dân chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau nhằm mục đích chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ở các nước thuộc địa. B. “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau.” là biểu hiện rõ nét của chính sách “chia để trị”. C. “Chia để trị” là chính sách cai trị độc đáo, khác biệt của thực dân Anh so với các nước thực dân khác trong quá trình cai trị Đông Nam Á. D. Đoạn trích tóm tắt quá trình thực dân Anh xâm lược một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau: “Sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh, Xin-ga-po chỉ là một hải cảng trung chuyển hàng hoá, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng: “Những gì mà người Xin-ga-po cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”. (Theo Lý Quang Diệu, Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Xin-ga-po 1965 – 2000, NXB Trẻ, 2001, tr.67)) A. Những khó khăn của Xin-ga-po là hậu quả việc Anh áp dụng nông nghiệp độc canh. B. Xin-ga-po là bài học lớn cho các nước Đông Nam Á trong việc phát triển kinh tế. C. Thủ tướng Lý Quang Diệu đã khẳng định con đường phát triển của Xin-ga-po. D. Công nghiệp hóa, điện khí hóa là biện pháp duy nhất để giúp Xin-ga-po phát triển. PHẦN III: Tự luận (2 điểm) Trình bày nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? Là học sinh THPT, em hãy nêu 4 việc mà mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? ------ HẾT ------ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần đáp án câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (6 điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm. 111 1 C 2 B 3 A 4 C 5 D 6 C 7 B 8 B 9 B 10 D 11 B 12 B 13 D 14 A 15 D 16 B 17 B 18 A 19 B 20 D 21 C 22 A 23 A 24 B II. Phần trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Đúng 1 ý được 0.1 điểm Đúng 2 ý được 0.25 điểm Đúng 3 ý được 0.5 điểm Đúng 4 ý được 1 điểm Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án 1 a Đ 2 a S b Đ b Đ c S c Đ d S d S II. Tự luận (2 điểm) Câu Nội dung Điểm * Nguyên nhân sụp đổ: - Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí. - Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất - Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. - Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn. * 4 việc làm - Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. - Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. - Tích cực rèn luyện, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc. - Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham gia những hoạt động xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 ĐỀ SỐ 2 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NƯỚC OA KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 112 PHẦN I: Trắc nghiệm nhiều phương án (6 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX? A. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm. B. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. C. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 2: Sự ra đời của quốc gia nào sau đây đã mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa xã hội sang khu vực Mĩ latinh? A. Iran. B. Cuba. C. Thái Lan. D. Ấn Độ. Câu 3: Sau khi giành độc lập, tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á như thế nào? A. Phát triển rất mạnh mẽ. B. Công nghiệp phát triển. C. Phát triển thương nghiệp. D. Nghèo nàn và lạc hậu. Câu 4: Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên Chủ nghĩa xã hội? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Thái Lan. Câu 5: Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có điểm mới nào sau đây? A. Khuynh hướng vô sản được nối tiếp sau khi khuynh hướng tư sản đã thất bại. B. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: phong kiến và tư sản. C. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản. D. Tận dụng thời cơ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nước đã tuyên bố độc lập. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? A. Chậm áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài. C. Tiến hành cải tổ đất nước, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. D. Sự sa sút, khủng hoảng về lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh. B. Giúp Xiêm trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á. C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa. D. Giúp Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Câu 8: Nguyên nhân khách quan dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là A. không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. B. khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. C. đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. D. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm? A. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. C. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối. Câu 10: Đâu là nhận xét đúng về hệ quả của chính sách nô dịch về văn hóa của thực dân phương Tây đối với nền chính trị Đông Nam Á? A. Để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho nhân dân các nước Đông Nam Á. B. Nhân dân Đông Nam Á tích cực hưởng ứng chính sách văn hóa của các nước thực dân. C. Nhiều trường học được xây dựng đã khai hóa văn minh cho Đông Nam Á. D. Các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nước thực dan phương Tây. Câu 11: Những cải cách của triều đình Xiêm cuối thế kỉ XIX được tiến hành theo mô hình của A. phương Tây. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 12: Từ 1950 đến những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. chiến tranh giải phóng dân tộc. C. công cuộc khôi phục kinh tế. D. viện trợ để Việt Nam đánh Mỹ. Câu 13: Điểm tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là gì? A. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhà ga, bến cảng, đường xá. B. Hệ thống an sinh xã hội đã được đầu tư quy mô lớn. C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển về công nghiệp. D. Xóa bỏ tệ nạn xã hội, nếp sống mới được xây dựng. Câu 14: Thành tựu tiêu biểu về khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đạt được vào năm 2003 là A. ngành công nghệ sinh học phát triển. B. phóng thành công tàu Thần Châu 5. C. xây dựng thành công đập Tam Hiệp. D. chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 15: Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân A. Bồ Đào Nha B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Anh. Câu 16: Trong quá trình thống trị ở Phi -lip – pin, thực dân Tây Ban Nha đã A. xây dựng nhiều trường đại học hiện đại. B. áp đặt và mở rộng Hồi giáo. C. phát triển văn hóa truyền thống Philippin. D. áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo. Câu 17: Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á? A. Tây Ban Nha. B. Pháp. C. Anh. D. Bồ Đào Nha. Câu 18: Năm 2010, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Việt Nam. D. Liên Xô. Câu 19: Điểm chung của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay là A. trở thành các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao. B. thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. C. tham gia tổ chức ASEAN. D. từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới. Câu 20: Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. thực dân Hà Lan. C. thực dân Anh. D. đế quốc Mĩ. Câu 21: Trong các thế kỷ XVI – XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược bùng nổ sớm ở những quốc gia Đông Nam Á nào sau đây? A. Mã Lai và Phi-líp-pin. B. Việt Nam và Lào. C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. In-đô-nê-xi-a và Miến Điện. Câu 22: Việt Nam rút ra được bài học gì từ những chính sách cải cách ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc hiện nay? A. Thi hành lối sống và văn hóa phương Tây. B. Cải cách hành chính theo mô hình châu Âu. C. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. D. Cần xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bổi cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt. B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. C. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp. Câu 24: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay? A. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài. B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế. D. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị. PHẦN II: Trắc nghiệm Đúng - Sai (2 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau: “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.” (Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234) A. Đoạn trích tóm tắt quá trình thực dân Anh xâm lược một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. B. “Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau.” là biểu hiện rõ nét của chính sách “chia để trị”. C. “Chia để trị” là chính sách cai trị độc đáo, khác biệt của thực dân Anh so với các nước thực dân khác trong quá trình cai trị Đông Nam Á. D. Chính quyền thực dân chia một nước hoặc vùng thuộc địa th
File đính kèm:
bo_15_de_thi_lich_su_11_ket_noi_tri_thuc_cuoi_ki_1_co_dap_an.docx