Bộ 16 Đề thi Lịch sử 10 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 16 Đề thi Lịch sử 10 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 16 Đề thi Lịch sử 10 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GDĐT KON TUM TRƯỜNG THPT DUY TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I, NĂM 2024-2025 Môn: Lịch sử, Lớp: 10 Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 101 Họ, tên học sinh: Số báo danh:... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Những quốc gia nào sau đây gắn liền với nền văn minh cổ đại phương Tây? A. Hy Lạp-La Mã. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Ai Cập. Câu 2: Năm 1814, G. Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công A. tàu thủy chạy bằng hơi nước. B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. C. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. D. máy dệt chạy bằng sức nước. Câu 3: Những công trình kiến trúc, điêu khắc của người Ấn Độ cổ đại không chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo. B. Hin-du giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo. Câu 4: Tôn giáo nào ra đời ở La Mã và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới? A. Thiên Chúa giáo B. Nho giáo. C. Hin-đu giáo. D. Phật giáo. Câu 5: Với Thuyết Nhật Tâm, nhà khoa học N. Cô-péc-nich đã khẳng định A. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ. B. Mặt Trăng là trung tâm của vũ trụ. C. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất. D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Câu 6: Đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê, là những thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực? A. kiến trúc. B. điêu khắc. C. hội họa. D. âm nhạc. Câu 7: Một trong những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở nửa sau thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là A. máy hơi nước. B. điện thoại. C. internet. D. máy bay. Câu 8: Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là A. chữ cái Latinh. B. chữ cái Rôma. C. chữ tượng thanh. D. chữ tượng hình. Câu 9: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Máy kéo sợi Gien-ni. B. Máy tính điện tử. C. Động cơ hơi nước. D. Đầu máy xe lửa. Câu 10: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Văn minh Trung Hoa. B. Văn minh Lưỡng Hà. C. Văn minh Ai Cập. D. Văn minh Hy Lạp - La Mã. Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại? A. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại. B. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình. C. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học. D. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học. Câu 12: Nước nào sau đây đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Pháp. Câu 13: Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay? A. Động cơ sức nước. B. Động cơ đốt trong. C. Động cơ hơi nước. D. Động cơ sức gió. Câu 14: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc? A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc. B. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp. C. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc. D. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản. Câu 15: Phát minh kĩ thuật nào của người Trung Hoa đã bị các nước thực dân phương Tây biến thành vũ khí để xâm lược các nước khác? A. Thuốc súng. B. Làm giấy. C. Kĩ thuật in. D. La bàn. Câu 16: Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại? A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng. B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay. C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã. D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến. Câu 17: Thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII – XIX) đã đưa con người bước sang thời đại A. “văn minh thông tin”. B. “văn minh nông nghiệp”. C. “văn minh trí tuệ”. D. “văn minh công nghiệp”. Câu 18: Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích nào sau đây? A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của phương Đông thời cổ đại. B. Làm vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp vô sản đang lên. C. Xây dựng nền văn hóa mới, phù hợp của giai cấp tư sản. D. Bảo vệ cho sự thống trị bền vững của giai cấp quý tộc. Câu 19: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? A. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền quy mô lớn. B. Ứng dụng điện tử, công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất. C. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, công nghệ sinh học. D. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất, tăng năng suất lao động. Câu 20: Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây? A. Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực. B. Để lại những giá trị to lớn cho nền văn minh nhân loại. C. Đạt được những thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học. D. Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Câu 21: Phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là A. một cuộc cách mạng văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc và tăng lữ. B. cuộc đấu tranh văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc chống lại giai cấp tư sản. C. bước tiến kỳ diệu của văn minh phương Tây sau gần một ngàn năm “đêm trường trung cổ”. D. cuộc cách mạng văn hóa mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông. Câu 22: Việc sáng tạo ra chữ viết của người Ai Cập không có ý nghĩa nào sau đây? A. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại. B. Thể hiện quyền lực của các Pha-ra-ông trong việc cai trị đất nước. C. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập cổ đại. D. phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. Câu 23: Một trong những bài học quan trọng rút ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là A. coi trọng việc áp dụng khoa học – kĩ thuật. B. đẩy mạnh tham gia các liên minh khu vực. C. chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế. D. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 24: So với nền văn hóa cổ đại phương Đông thì nền văn hóa cổ đại phương Tây được đánh giá là A. có nhiều nhà khoa học lớn và có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu hơn. B. tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. C. hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn. D. đều hình thành cùng thời gian nhưng văn hóa phương Đông phát triển cao hơn. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau: Thời cổ đại phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm hình thành những nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn. Một số nền văn minh phát triển rực rỡ đến thời trung đại. Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời muộn hơn đầu tiên ở Hy Lạp và sau đó ở La Mã. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển ở thời Phục Hưng, tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Chân trời sáng tạo, tr.25) a) Phương Đông là cái nôi của nền văn minh thế giới. b) Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở: Tây Á, Đông Bắc châu Phi. c) Thời cổ đại, La Mã là một trung tâm văn minh lớn ra đời đầu tiên ở phương Tây. d) Văn minh phương Tây ra đời muộn hơn văn minh phương Đông và kế thừa toàn bộ những thành tựu của văn minh phương Đông. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Ta-giơ Ma-han là lăng mộ do Hoàng đế Sa Gia-han xây dựng cho người vợ yêu quý của mình – Hoàng hậu Mum-ta Ma-han. Lăng được xây bằng đá cẩm thạch trắng, đính vòm ở giữa cao tới 73m, chóp nhọn dát vàng. Trong lăng có hai mộ của vua và hoàng hậu. Có người đã nói: “Nếu thời gian có làm sụp đổ tất cả các công trình kiến trúc trên thế giới, xin hãy giữ lại Ta-giơ Ma-han vì đó là minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu của nhân loại”. Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa thế giới với nhận định đây là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Công trình vĩ đại này đã ghi dấu thời kì vàng son của một nền văn minh phương Đông rực rỡ và cổ xưa. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Chân trời sáng tạo, tr.51) a) Lăng mộ Ta-giơ Ma-han là sản phẩm của nền văn minh Ấn Độ. b) Lăng mộ Ta-giơ Ma-han là Di sản văn hóa thế giới có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. c) Lăng mộ Ta-giơ Ma-han chỉ thể hiện tình yêu với người vợ yêu quý của vua Sa Gia-han. d) Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau: Văn học Trung hoa phát triển từ rất sớm và gồm nhiều thể loại. Kinh thi là một bộ tổng tập thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ kinh điển của Nho giáo. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Cánh Diều, tr.23) a) Điểm mới về văn học thời Minh, Thanh là “ Tiểu thuyết chương hồi”. b) Các đại diện tiêu biểu cho thơ Đường ở Trung Hoa là Ngô Thừa Ân, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. c) Văn học Trung Hoa thời cổ đại chỉ tập trung vào thể loại thơ và không có sự phát triển ở các thể loại khác. d) Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực Châu Á. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Sản lượng thép của các nước: Nước Năm 1880 (Triệu tấn) Năm 1900 (Triệu tấn) Tỉ lệ tăng (%) Anh 1,3 4,9 377 Mĩ 1,2 10,2 850 Đức 0,7 6,4 910 Năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913, Mĩ và Đức lại chiếm hai vị trí đó. (Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.230) a) Sản lượng thép của các nước Anh, Mỹ, và Đức từ năm 1880 đến năm 1900 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Mỹ có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất. b) Từ năm 1860 đến năm 1913, vị thế trong sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức trên thế giới có sự thay đổi. c) Từ năm 1880 đến năm 1900, tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Đức gấp hơn 9 lần tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Anh. d) Anh, Mỹ, Đức đều là những quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất thép không đồng đều ĐÁP ÁN PHẦN I 1. A 2. C 3. C 4. A 5. D 6. A 7. A 8. D 9. B 10. A 11. A 12. B 13. B 14. A 15. A 16. D 17. D 18. C 19. D 20. B 21. C 22. B 23. A 24. C PHẦN II 1 2 3 4 a) Đ b) Đ c) S d) S a) Đ b) Đ c) S d) Đ a) Đ b) S c) S d) Đ a) S b) Đ c) S d) Đ ĐỀ SỐ 2 SỞ GDĐT KON TUM TRƯỜNG THPT DUY TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I, NĂM 2024-2025 Môn: Lịch sử, Lớp: 10 Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 102 Họ, tên học sinh: Số báo danh:... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là A. chữ cái Latinh. B. chữ cái Rôma. C. chữ tượng thanh. D. chữ tượng hình. Câu 2: Với Thuyết Nhật Tâm, nhà khoa học N. Cô-péc-nich đã khẳng định A. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ. B. Mặt Trăng là trung tâm của vũ trụ. C. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất. D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Câu 3: Nước nào sau đây đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Pháp. Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại? A. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình. B. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại. C. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học. D. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học. Câu 5: Những công trình kiến trúc, điêu khắc của người Ấn Độ cổ đại không chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo. B. Hin-du giáo. C. Hồi giáo. D. Nho giáo. Câu 6: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Máy kéo sợi Gien-ni. B. Đầu máy xe lửa. C. Động cơ hơi nước. D. Máy tính điện tử. Câu 7: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? A. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền quy mô lớn. B. Ứng dụng điện tử, công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất. C. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất, tăng năng suất lao động. D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, công nghệ sinh học. Câu 8: Tôn giáo nào ra đời ở La Mã và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới? A. Nho giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Hin-đu giáo. D. Phật giáo. Câu 9: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới? A. Văn minh Ai Cập. B. Văn minh Lưỡng Hà. C. Văn minh Trung Hoa. D. Văn minh Hy Lạp - La Mã. Câu 10: Đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê, là những thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực? A. điêu khắc. B. kiến trúc. C. hội họa. D. âm nhạc. Câu 11: Phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là A. một cuộc cách mạng văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc và tăng lữ. B. cuộc đấu tranh văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc chống lại giai cấp tư sản. C. cuộc cách mạng văn hóa mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông. D. bước tiến kỳ diệu của văn minh phương Tây sau gần một ngàn năm “đêm trường trung cổ”. Câu 12: Những quốc gia nào sau đây gắn liền với nền văn minh cổ đại phương Tây? A. Trung Quốc. B. Hy Lạp-La Mã. C. Ấn Độ. D. Ai Cập. Câu 13: Năm 1814, G. Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công A. tàu thủy chạy bằng hơi nước. B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. C. máy dệt chạy bằng sức nước. D. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Câu 14: Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay? A. Động cơ đốt trong. B. Động cơ sức nước. C. Động cơ hơi nước. D. Động cơ sức gió. Câu 15: Việc sáng tạo ra chữ viết của người Ai Cập không có ý nghĩa nào sau đây? A. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời cổ đại. B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập cổ đại. C. Thể hiện quyền lực của các Pha-ra-ông trong việc cai trị đất nước. D. phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác. Câu 16: Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây? A. Để lại những giá trị to lớn cho nền văn minh nhân loại. B. Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực. C. Đạt được những thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học. D. Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Câu 17: Một trong những bài học quan trọng rút ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là A. đẩy mạnh tham gia các liên minh khu vực. B. chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế. C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. coi trọng việc áp dụng khoa học – kĩ thuật. Câu 18: Phát minh kĩ thuật nào của người Trung Hoa đã bị các nước thực dân phương Tây biến thành vũ khí để xâm lược các nước khác? A. Kĩ thuật in. B. Làm giấy. C. Thuốc súng. D. La bàn. Câu 19: Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại? A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng. B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay. C. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến. D. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã. Câu 20: So với nền văn hóa cổ đại phương Đông thì nền văn hóa cổ đại phương Tây được đánh giá là A. có nhiều nhà khoa học lớn và có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu hơn. B. hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn. C. tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao. D. đều hình thành cùng thời gian nhưng văn hóa phương Đông phát triển cao hơn. Câu 21: Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích nào sau đây? A. Xây dựng nền văn hóa mới, phù hợp của giai cấp tư sản. B. Khôi phục tinh hoa văn hóa của phương Đông thời cổ đại. C. Làm vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp vô sản đang lên. D. Bảo vệ cho sự thống trị bền vững của giai cấp quý tộc. Câu 22: Một trong những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở nửa sau thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là A. máy hơi nước. B. điện thoại. C. internet. D. máy bay. Câu 23: Thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII – XIX) đã đưa con người bước sang thời đại A. “văn minh thông tin”. B. “văn minh nông nghiệp”. C. “văn minh công nghiệp”. D. “văn minh trí tuệ”. Câu 24: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc? A. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp. B. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc. C. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc. D. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau: Thời cổ đại phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm hình thành những nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn. Một số nền văn minh phát triển rực rỡ đến thời trung đại. Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời muộn hơn đầu tiên ở Hy Lạp và sau đó ở La Mã. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển ở thời Phục Hưng, tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ Chân trời sáng tạo, tr.25) a) Văn minh phương Đông hình thành sớm hơn văn minh phương Tây. b) Ấn Độ là nền văn minh duy nhất ở phương Đông phát triển liên tục từ thời cổ đại đến thời trung đại. c) Nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã là bốn trung tâm văn minh lớn đầu tiên. d) Văn minh phương Tây ra đời muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn văn minh phương Đông. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau: Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương “lễ trị”, phản đối “pháp trị”. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người. Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng. Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. a) Tư tưởng của Khổng Tử chủ yếu tập trung vào “pháp trị” và sử dụng pháp luật nghiêm minh để điều hành xã hội. b) Phái Pháp gia, tiêu biểu là Hàn Phi Tử, cho rằng trị nước chỉ cần có pháp luật rõ ràng, dễ hiểu và không cần lễ nghĩa. c) Phái Nho gia và phái Pháp gia đều chủ trương “pháp trị”, không có sự khác biệt rõ ràng giữa hai học thuyết này. d) Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục và lễ trị đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền giáo dục và chính trị của Việt Nam. Câu 3: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại: Lĩnh vực Thành tựu Chữ viết Chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn), Văn học Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, Tôn giáo Quê hương của Hin-đu giáo và Phật giáo. Du nhập và phát triển Hồi giáo Khoa học- kĩ thuật Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; biết quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác a) Hai bộ sử thi tiêu biểu của Văn học Ấn Độ thời cổ
File đính kèm:
bo_16_de_thi_lich_su_10_canh_dieu_cuoi_ki_1_co_dap_an.docx