Bộ 17 Đề thi Địa lí 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)

docx 77 trang Minh Toàn 26/02/2025 300
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi Địa lí 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi Địa lí 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)

Bộ 17 Đề thi Địa lí 11 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 1 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN
TỔ: SỬ- ĐỊA – GDKT&PL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 03 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC: 2024-2025
Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 701

I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (5 điểm) 
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. 
Câu 1: Khu vực Mỹ La tinh có phía đông giáp với 
A. Thái Bình Dương. 	B. Ấn Độ Dương. 	C. Đại Tây Dương. 	D. Nam Đại Dương. 
Câu 2: Thiên nhiên An-đét đa dạng chủ yếu do 
A. dãy núi kéo dài nhiều vĩ độ, có sự phân chia hai sườn rõ rệt. 
B. dãy núi kéo dài, có độ cao lớn và phân chia ở hai sườn rõ rệt. 
C. dãy núi trẻ cao, đồ sộ, có địa hình thung lũng và cao nguyên. 
D. dãy núi trẻ, kéo dài theo bắc - nam, phân chia hai sườn rõ rệt. 
Câu 3: Thiên nhiên dãy An-đét có nhiều thuận lợi để phát triển 
A. khai khoáng, nuôi hải sản, thủy điện, du lịch. 	B. khai khoáng, thủy điện, trồng trọt và du lịch. 
C. khai khoáng, đánh bắt cá, chăn nuôi, du lịch. 	D. khai khoáng, thủy điện, chăn nuôi và du lịch. 
Câu 4: Mỹ Latinh có nền văn hóa độc đáo chủ yếu do 
A. có người bản địa và da đen. 	B. có nhiều thành phần dân tộc. 
C. nhiều quốc gia nhập cư đến. 	D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp. 
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm kinh tế nhiều nước ở Mỹ Latinh hiện nay giảm sút là 
A. thể chế còn yếu kém, vấn nạn tham nhũng tràn lan. 	B. tập trung cho khai khoáng và xuất khẩu tài nguyên. 
C. đại dịch COVID-19 và người nông dân không có đất. 	D. đô thị hóa tự phát, lạm phát và tham nhũng nhiều. 
Câu 6: Mục đích của EU là 
A. ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo. 	
B. cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra. 
C. cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu. 
D. bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu. 
Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU? 
A. Kinh tế. 	B. Chính trị. 	C. Luật pháp. 	D. Nội vụ. 
Câu 8: Cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở EU là 
A. Hội đồng bộ trường châu Âu. 	B. Ủy ban châu Âu. 
C. Nghị viện châu Âu. 	D. Hội đồng châu Âu. 
Câu 9: Tự do lưu thông hàng hóa là 
A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. 	B. tự do đối với các dịch vụ vận tải, du lịch. 
C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán. 	D. Hàng hóa các nước không thuế giá trị gia tăng. 
Câu 10: Ý nghĩa của thị trường chung EU không phải là 
A. kích thích cạnh tranh và thương mại. 	B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành. 
C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 	D. tạo mức sống của người dân đồng đều.
Câu 11: Khu vực Đông Nam Á nằm ở 
A. giáp với Đại Tây Dương. 	B. phía đông nam Châu Á. 
C. giáp lục địa Ô-xtrây-li-a. 	D. phía bắc nước Nhật Bản. 
Câu 12: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có 
A. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. 	B. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. 
C. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. 	D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. 
Câu 13: Đông Nam Á có 
A. số dân đông, mật độ dân số cao. 	B. mật độ dân số cao, nhập cư đông. 
C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già. 	D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp. 
Câu 14: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do 
A. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao. 	B. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế. 
C. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao. 	D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều. 
Câu 15: Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu nhằm 
A. tăng sản lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. 	B. tăng sản lượng và bảo vệ tài nguyên ở thềm lục địa. 
C. tăng sản lượng cá, tôm và mở rộng thêm vùng biển. 	D. tăng sản lượng cá và bảo vệ sinh vật biển ở các đảo. 
II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai. (2 điểm) 
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. 
Câu 1. Cho thông tin sau: 
“Hiện nay, số dân ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng nhanh. Đến năm 2020, dân số Đông Nam Á đạt 668,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 1,1 %. Có nhiều nhân tố tác động đến sự gia tăng dân số ở Đông Nam Á, trong đó có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các quốc gia”. 
A. Đông Nam Á là khu vực có có số dân đông trên thế giới. 
B. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á khá đồng đều . 
C. Đông Nam Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm và qui mô dân số lớn nên tốc độ tăng dân số giảm. 
D. Đông Nam Á có qui mô dân số lớn gây sức ép nhiều mặt về kinh tế - xã hội và tài nguyên - môi trường trong khu vực. 
Câu 2. Cho bảng số liệu: 
Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019.
Năm
2005
2010
2015
2019
Số lượt khách (triệu lượt người)
49,3
70,4
104,2
138,5
Doanh thu (tỉ USD)
33,8
68,5
108,5
147,6
(Nguồn: UNWTO, 2007, 2016, 2020) 
A. Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng. 
B. Doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á tăng nhưng không liên tục. 
C. Doanh thu du lịch năm 2015 - 2019 tăng 38,5 tỉ USD. 
D. Biều đồ cột ghép là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015-2019.
III. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. (1 Điểm) 
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. 
Cho bảng số liệu 1: TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC MỸ LATINH QUA CÁC NĂM
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2000
2010
2020
Tỉ lệ(%)
40,0
49,5
57,3
64,5
70,5
75,3
78,4
81,1
(Nguồn: WB, 2022) 
Câu 1. Theo bảng số 1, Cho biết giai đoạn 1950 - 2020, tỉ lệ dân thành thị khu vực Mỹ La Tinh tăng bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Câu 2. Theo bảng số liệu 1, Cho biết giai đoạn 1950 – 2020, trung bình 10 năm tỉ lệ dân thành thị khu vực Mỹ La Tinh tăng bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Cho bảng số liệu 2: CƠ CẤU KINH TẾ BRA-XIN NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: %)
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Thuế sản phẩm
2000
4,8
23,0
58,3
13,9
2019
5,9
17,7
62,9
13,5
(Nguồn: WB, 2022)
Câu 3. Theo bảng số liệu 2, Cho biết giai đoạn 2000 - 2019, tỉ lệ Nông nghiệp của Bra-xin tăng bao nhiêu %?(làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Câu 4: Cho bảng số liệu 3: 
MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2020.
Năm
Nông sản
2000
2010
2020
- Cao su (triệu tấn)
+ ĐÔNG NAM Á
6,3
9,0
11,7
+ Thế giới
8,1
11,8
149,0
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022) 
Theo bảng số liệu 3, Cho biết năm 2000, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong Thế giới? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
IV. PHẦN IV: Tự luận. (2 Điểm) 
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2010 VÀ 2020
(Đơn vị: %)
Năm 
2010 
2020 
Nông - lâm – ngư nghiệp 
18,6 
12,8 
CN – XD 
33,9 
34,2 
Dịch vụ 
46,2 
47,7 
Thuế SP trừ trợ cấp SP 
1,3 
5,3 
1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và 2020. 
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và 2020.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
B
D
B
A
C
B
D
D
D
B
C
A
C
A

II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai. (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Nội dung A
Nội dung B
Nội dung C
Nội dung D
Câu 1
Đ
S
S
Đ
Câu 2
Đ
S
S
Đ

III. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. (1 Điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
41,1%
5,9%
1,1%
77,8%

IV. PHẦN IV: Tự luận. (2 Điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm

1
Vẽ 2 biểu đồ tròn, bằng nhau (đẹp, chính xác) Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm, nhưng không trừ quá 0,75 điểm)
1.5
2
- Tỉ trọng KVI có xu hướng giảm (dc), tỉ trọng KVII, KVII và Thuế SP trừ trợ cấp SP có xu hướng tăng (dc).
- KVIII chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của khu vực Đông Nam Á. Thuế SP trừ trợ cấp SP có xu hướng tăng nhanh nhất.
à Chuyển dịch cơ nhận biết vcấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH,
0.25
0.25

ĐỀ SỐ 2
TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN
TỔ: SỬ- ĐỊA – GDKT&PL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 03 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC: 2024-2025
Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 702

I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (5 điểm) 
(Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.) 
Câu 1: Khu vực Mỹ Latinh có phía tây giáp với 
A. Thái Bình Dương. 	B. Ấn Độ Dương. 	C. Đại Tây Dương. 	D. Nam Đại Dương. 
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về sơn nguyên Bra-xin? 
A. Nhiều núi cao xen thung lũng, có đất đỏ núi lửa, khí hậu nóng ẩm. 
B. Nhiều dãy núi cao, cao nguyên, có đất đỏ núi lửa, khí hậu nóng ẩm. 
C. Nhiều đồi thấp xen thung lũng, có đất đỏ núi lửa, khí hậu nóng ẩm. 
D. Nhiều đồng bằng rộng ở giữa núi, có đất đỏ núi lửa, khí hậu ôn hòa. 
Câu 3: Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có thuận lợi chủ yếu để phát triển những ngành nào sau đây? 
A. Khai thác quặng sắt, chăn nuôi, du lịch. 	B. Khai thác dầu khí, đánh bắt cá, du lịch. 
C. Khai thác vàng, chăn nuôi, lâm nghiệp. 	D. Khai thác dầu khí, trồng trọt và du lịch. 
Câu 4: Vấn đề nan giải bao trùm ở Mỹ Latinh là 
A. có nhiều siêu đô thị dân đông. 	B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. 
C. dân nông thôn vào đô thị đông. 	D. chênh lệch giàu nghèo rất lớn. 
Câu 5: Biện pháp phát triển kinh tế có hiệu quả của nhiều nước ở Mỹ Latinh hiện nay là 
A. tích cực hội nhập, chống bạo lực, giảm tỉ lệ lạm phát, giải quyết việc làm. 
B. tích cực hội nhập, tự do hóa thương mại, chính sách hướng đến người dân. 
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phát triển thương mại, giảm thất nghiệp. 
D. tự do hóa thương mại, chống bạo lực, tăng cường sự hợp tác giữa các nước. 
Câu 6: Mục tiêu của EU là 
A. tạo ra môi trường cho sự tự do lưu thông con người, dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ. 
B. xây dựng, phát triển một khu vực có sự hòa hợp về kinh tế, chính trị và xã hội. 
C. cùng liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại, môi trường, giáo dục. 
D. góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống biến đổi khí hậu. 
Câu 7: Trong cơ cấu tổ chức của EU, công dân các quốc gia có vai trò 
A. bổ nhiệm. 	B. chấp thuận. 	C. bầu chọn. 	D. tổ chức. 
Câu 8: Cơ quan đưa ra các định hướng trong từng lĩnh vực cụ thể ở EU là 
A. Hội đồng bộ trưởng châu Âu. 	B. Ủy ban châu Âu. 
C. Nghị viện châu Âu. 	D. Hội đồng châu Âu. 
Câu 9: Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc 
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. 	B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư lợi nhất. 
C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. 	D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước. 
Câu 10: Ý nghĩa to lớn của việc hình thành thị trường chung châu Âu không phải là 
A. thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. 	B. giảm chi phí về cước phí vận tải. 
C. tạo thống nhất về thể chế chính trị. 	D. dễ dàng tìm việc làm ở nước khác.
Câu 11: Hầu hêt lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong 
A. khu vực xích đạo. 	B. vùng nội chí tuyến. 	C. khu vực ôn đới. 	D. phạm vi bán cầu Bắc. 
Câu 12: Tự nhiên Đông Nam Á biển đảo không có 
A. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. 	B. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. 
C. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. 	D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. 
Câu 13: Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là 
A. quy mô lớn, gia tăng có xu hướng giảm. 	B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng. 
C. dân số đông, người già trong dân số nhiều. 	D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn. 
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay? 
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng hàng năm. 	B. Lao động có tay nghề có số lượng hạn chế. 
C. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn nhỏ. 	D. Vấn đề thiếu việc làm đã được giải quyết tốt. 
Câu 15: Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay, chủ yếu nhất là do 
A. ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng. 
B. vùng biển có nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm. 
C. tàu thuyền, ngư cụ hiện đại hơn; thị trường tiêu thụ mở rộng. 
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng; tàu thuyền, ngư cụ nhiều. 
II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai. (2 điểm) 
(Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.) 
Câu 1: Cho thông tin sau: 
“Hiện nay, số dân ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng nhanh. Đến năm 2020, dân số Đông Nam Á đạt 668,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 1,1 %. Có nhiều nhân tố tác động đến sự gia tăng dân số ở Đông Nam Á, trong đó có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các quốc gia”. 
A. Các nước Đông Nam Á hiện nay có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số còn rất cao. 
B. Đông Nam Á có qui mô dân số lớn và cơ cấu dân số già. 
C. Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
D. Điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục tập quán,... đều có tác động đến sự gia tăng dân số mỗi quốc gia. 
Câu 2: Cho bảng số liệu: 
Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 – 2019.
Năm
2005
2010
2015
2019
Số lượt khách (triệu lượt người)
49,3
70,4
104,2
138,5
Doanh thu (tỉ USD)
33,8
68,5
108,5
147,6
(Nguồn: UNWTO, 2007, 2016, 2020) 
A. Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tăng nhưng không liên tục. 
B. Doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng. 
C. Doanh thu du lịch năm 2010 - 2019 tăng 79,1 tỉ USD. 
D. Biều đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015-2019.
III. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.(1 Điểm) 
(Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.) 
Cho bảng số liệu 1: TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ KHU VỰC MỸ LATINH QUA CÁC NĂM
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2000
2010
2020
Tỉ lệ(%)
40,0
49,5
57,3
64,5
70,5
75,3
78,4
81,1
(Nguồn: WB, 2022) 
Câu 1. Theo bảng số 1, Cho biết giai đoạn 1950 - 2020, tỉ lệ dân thành thị khu vực Mỹ La Tinh tăng bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Câu 2. Theo bảng số liệu 1, Cho biết trong giai đoạn 1990 – 2020, trung bình 10 năm tỉ lệ dân thành thị khu vực Mỹ La Tinh tăng bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Cho bảng số liệu 2: BẢNG 1.1. CƠ CẤU KINH TẾ BRA-XIN NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
(Đơn vị: %)
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Thuế sản phẩm
2000
4,8
23,0
58,3
13,9
2019
5,9
17,7
62,9
13,5
(Nguồn: WB, 2022)
Câu 3. Theo bảng số liệu 2, Cho biết giai đoạn 2000 - 2019, tỉ lệ Công nghiệp của Bra-xin giảm bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
Câu 4: Cho bảng số liệu 3: 
MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2020.
Năm
Nông sản
2000
2010
2020
- Cao su (triệu tấn)
+ ĐÔNG NAM Á
6,3
9,0
11,7
+ Thế giới
8,1
11,8
149,0
(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022
Theo bảng số liệu 3, Cho biết năm 2020, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong Thế giới? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %) 
IV. PHẦN IV: Tự luận. (2 Điểm) 
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2010 VÀ 2020
(Đơn vị: %)
Năm 
2010 
2020 
Nông - lâm – ngư nghiệp 
18,6 
12,8 
CN – XD 
33,9 
34,2 
Dịch vụ 
46,2 
47,7 
Thuế SP trừ trợ cấp SP 
1,3 
5,3 
1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và 2020. 
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của khu vực Đông Nam Á năm 2010 và 2020.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
D
D
B
B
A
A
D
C
B
A
A
D
C

II. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/ sai. (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Nội dung A
Nội dung B
Nội dung C
Nội dung D
Câu 1
S
S
Đ
Đ
Câu 2
S
Đ
Đ
S

III. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. (1 Điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
10,6%
3,5%
5,3%
7,9%

	IV. PHẦN IV: Tự luận. (2 Điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm

1
Vẽ 2 biểu đồ tròn, bằng nhau (đẹp, chính xác) Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm, nhưng không trừ quá 0,75 điểm)
1.5
2
- Tỉ trọng KVI có xu hướng giảm (dc), tỉ trọng KVII, KVII và Thuế SP trừ trợ cấp SP có xu hướng tăng (dc).
- KVIII chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của khu vực Đông Nam Á. Thuế SP trừ trợ cấp SP có xu hướng tăng nhanh nhất.
à Chuyển dịch cơ nhận biết vcấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH,
0.25
0.25

ĐỀ SỐ 3
TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN
TỔ: SỬ- ĐỊA – GDKT&PL
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 03 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC: 2024-2025
Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 703

I. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (5 điểm) 
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. 
Câu 1: Ý nghĩa của thị trường chung EU không phải là 
A. kích thích cạnh tranh và thương mại. 	B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành. 
C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 	D. tạo mức sống của người dân đồng đều. 
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á nằm ở 
A. giáp với Đại Tây Dương. 	B. phía đông nam Châu Á. 
C. giáp lục địa Ô-xtrây-li-a. 	D. phía bắc nước Nhật Bản. 
Câu 3: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có 
A. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. 	B. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. 
C. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. 	D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. 
Câu 4: Mục đích của EU là 
A. ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo. 
B. cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra. 
C. cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu. 
D. bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu. 
Câu 5: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do 
A. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao. 	B. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế. 
C. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao. 	D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều. 
Câu 6: Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu nhằm 
A. tăng sản lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. 	B. tăng sản lượng và bảo vệ tài nguyên ở thềm lục địa. 
C. tăng sản lượng cá, tôm và mở rộng thêm vùng biển. 	D. tăng sản lượng cá và bảo vệ sinh vật biển ở các đảo. 
Câu 7: Khu vực Mỹ La tinh có phía đông giáp với 
A. Thái Bình Dương. 	B. Ấn Độ Dương. 	C. Đại Tây Dương. 	D. Nam Đại Dương. 
Câu 8: Thiên nhiên An-đét đa dạng chủ yếu do 
A. dãy núi kéo dài nhiều vĩ độ, có sự phân chia hai sườn rõ rệt. 
B. dãy núi kéo dài, có độ cao lớn và phân chia ở hai sườn rõ rệt. 
C. dãy núi trẻ cao, đồ sộ, có địa hình thung lũng và cao nguyên. 
D. dãy núi trẻ, kéo dài theo bắc - nam, phân chia hai sườn rõ rệt. 
Câu 9: Thiên nhiên dãy An-đét có nhiều thuận lợi để phát triển 
A. khai khoáng, nuôi hải sản, thủy điện, du lịch. 	B. khai khoáng, thủy điện, trồng trọt và du lịch. 
C. khai khoáng, đánh bắt cá, chăn nuôi, du lịch. 	D. khai khoáng, thủy điện, chăn nuôi và du lịch.
Câu 10: Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU? 
A. Kinh tế. 	B. Chính trị. 	C. Luật pháp. 	D. Nội vụ. 
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm kinh tế nhiều nước ở Mỹ Latinh hiện nay giảm sút là 
A. thể chế còn yếu kém, vấn nạn tham nhũng tràn lan. 	B. tập trung cho khai khoáng và xuất khẩu tài nguyên. 
C. đại dịch COVID-19 và người nông dân không có đất. 	D. đô thị hóa tự phát, lạm phát và tham nhũng nhiều. 
Câu 12: Mỹ Latinh có nền văn hóa độc đáo chủ yếu do 
A. có người bản địa và da đen. 	B. có nhiều thành phần dân tộc. 
C. nhiều quốc gia nhập cư đến. 	D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp. 
Câu 13: Đông Nam Á có 
A. số dân đông, mật độ dân số cao. 	B. mật độ dân số cao, nhập cư đông. 
C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già. 	D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp. 
Câu 14: Cơ quan có quyền quyế

File đính kèm:

  • docxbo_17_de_thi_dia_li_11_ket_noi_tri_thuc_cuoi_ki_1_co_dap_an.docx