Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án)

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với Sử học?

A. Góp phần bảo vệ sự đa đạng văn hoá toàn cầu.

B. Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

C. Là nguồn sử liệu quan trọng với nghiên cứu lịch sử.

D. Góp phần xác định vai trò của di sản với cộng đồng.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ ý nghĩa những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?

A. Mở đầu cho những hiểu biết của con người về khoa học.

B. Đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học, kĩ thuật hiện đại.

C. Giúp các nhà khoa học phát huy tài năng lỗi lạc của mình.

D. Giúp cho con người hiểu biết chính xác về Thiên văn học.

Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?

A. Địa chủ và nông dân. B. Lãnh chúa và nông nô.

C. Tư sản và vô sản. D. Tư sản và tiểu tư sản.

Câu 18. Văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại có điểm tương đồng nào sau đây? A. Đều bắt nguồn từ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

B. Có độ chính xác, khái quát hóa cao trên mọi lĩnh vực.

C. Để lại những giá trị lớn cho nền văn minh nhân loại.

D. Đạt được thành tựu to lớn nhất trong lĩnh vực toán học.

Câu 19. Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa là vì

A. Phố cổ Hà Nội là một trong những danh lam thắng cảnh được xây dựng vào thế kỉ XVII.

B. Phố cổ Hà Nội là một trong những biểu tượng của Hà Nội trong giai đoạn lịch sử Việt Nam vào thế kỉ XVIII.

C. Phố cổ Hà Nội là biểu hiện giao thoa nghệ thuật kiên trúc Việt Nam đương đại và kiến thời kì cổ đại.

D. Phố cổ Hà Nội là một minh chứng cho lịch sử thời Pháp thuộc, được xây dựng vào thế kỉ XX.

Câu 20. Tại sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại? A. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

B. Cách điệu hoá các hình vẽ thành các nét và ghép theo quy ước.

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.

D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 21. Yếu tố nào dưới đây tạo nên khoảng cách giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

D. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

Câu 22. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử?

A. Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu.

B. Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu → Xác minh, đảnh giá sử liệu → Lập thư mục.

C. Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục.

D. Lập thư mục → Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu.

docx 85 trang Minh Toàn 28/06/2025 220
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10
 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút
Câu 1 (6,0 điểm) 
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của 
thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ sự phát triển đó? 
Câu 2 (4,0 điểm) 
a) Xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là gì? 
b) Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân 
tộc?
Câu 3 (6,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau: 
 “Năm 1427, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước 
chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm 1930. Nhiều 
công ty cao su lớn ra đời: Công ty đất đỏ, Công ti Misơ-lanh, công ty cây nhiệt đới,... Tư bản Pháp cũng 
chú trọng đến công ty khai mỏ. Các công ty than từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. 
Nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời: Công ty than Hạ Long – Đồng Đăng, Công ty than và kim khí 
Đông Dương,...” 
 (Trích: Sách giáo khoa Lịch sử 9, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 55-56) 
a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam 
trên lĩnh vực nào? 
b) Trình bày các nội dung chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên lĩnh vực đó. 
Câu 4 (4,0 điểm) 
a) Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” tác giả Chế Lan Viên có viết: “Phút khóc đầu tiên là phút 
Bác Hồ cười” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 
- 1925? Ý nghĩa của sự kiện này đối với cách mạng Việt Nam là gì? 
b) Từ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925, hãy phân tích 
vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị tổ chức để thành lập Đảng Cộng 
sản Việt Nam. 
 - HẾT - 
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (6,0 điểm) 
 NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
 Nguyên nhân + Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. 0,5
 khách quan + Những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. 0,5
 + Truyền thống văn hóa, giáo dục của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá 0,5
 trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
 + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. 0,5
 + Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, 0,5
 nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng 
 Nguyên nhân 
 trưởng.
 chủ quan
 + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao 0,5
 động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm là nhân tố quyết định hàng đầu.
 + Chi phí quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế. 0,5
 + Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển (áp dụng tiến bộ khoa học, tận 0,5
 dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn viện trợ từ Mỹ).
 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa 
 học kĩ thuật, coi trọng nhân tố con người, ưu tiên phát triển giáo dục để đào tạo 
 2,0
 nguồn lực, nâng cao vai trò của nhà nước,... 
 *Lưu ý: Học sinh trả lời các ý khác nếu đúng vẫn tính điểm.
Câu 2. (4,0 điểm)
 NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
 ❖ Xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển 
 0,5
 kinh tế.
 + Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế thế giới của khu vực. 0,5
 + Có điều kiện khai thác nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản 0,5
 lý của các nước lớn hơn.
 Thời cơ + Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ 0,5
 thuật vào sản xuất.
 + Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một 0,5
 thế giới hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
 Thách thức + Đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và quan hệ thương 0,5
 mại quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. 
 + Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập, chủ quyền quốc gia. 0,5
 + Tăng khoảng cách giàu nghèo và những bất công trong xã hội. 0,5
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
Câu 3. (6,0 điểm) 
 NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
 ❖ Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân 
 1,0
Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế.
 + Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp. 0,5
 Nông nghiệp + Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, các công ty cao su được 0,5
 thành lập.
 + Đẩy mạnh khai mỏ (khai thác than, kim loại). 0,5
 + Mở thêm một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng tài nguyên và 0,5
 Công nghiệp
 nhân công (rượu, diêm, xay xát gạo,) 
 + Hạn chế tối đa các ngành công nghiệp nhẹ. 0,5
 + Độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế cao với hàng hóa của nước 0,5
 Thương nghiệp ngoài, giảm hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp. 
 + Đẩy mạnh giao lưu buồn bán nội địa. 0,5
 Giao thông + Xây dựng một số tuyến đường sắt, đường bộ nhằm phục vụ công cuộc 
 0,5
 vận tải khai thác và mục đích quân sự. 
 + Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế, phát hành giấy 0,5
 Tài chính bạc. 
 + Tăng thuế cũ, đặt thuế mới. 0,5
Câu 4. (4,0 điểm) 
 NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM 
 ❖ Câu thơ phản ánh sự kiện: Tháng 7 /1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất 
 0.5 
 những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. 
 Nguyễn Ái Quốc đã xác định được con đường giải phóng dân tộc theo khuynh 
 Ý nghĩa của 
 hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu 0.5 
 sự kiện: 
 nước đầu thế kỷ XX. 
 + Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là cách mạng vô 0.75
 Vai trò về 
 sản.. 
 chuẩn bị tư 
 + Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin thông qua các tờ báo và tác phẩm 0.75
 trưởng 
 (báo Sự thật, báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách mệnh, bản án chế độ thực 
 chính trị 
 dân Pháp,) 
 + Sáng lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tháng 6 năm 1925 được xem 0.75
 Vai trò về 
 là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.. 
 chuẩn bị về 
 + Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách 0.75
 tổ chức 
 mạng Việt Nam 
 - HẾT - 
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 2
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10
 TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 Môn thi: LỊCH SỬ
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 140 phút
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm) 
Thí sinh chọn từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ được chọn một phương án đúng. 
Câu 1. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào sau dây?
A. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc.
B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và giao thông vân tải.
D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vân tải.
Câu 2. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai 
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. máy hơi nước và điện. B. điện và động cơ đốt trong.
C. máy hơi nước và điện thoại. D. động cơ đốt trong và ô tô.
Câu 3. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông 
tin là
A. mạng kết nối Internet không dây. B. mạng kết nối Internet có dây.
C. vệ tinh nhân tạo. D. máy tính điện tử.
Câu 4. Sô-phi-a là robot đầu tiên được cấp quyền công dân có khả năng
A. làm việc trong dây chuyền sản xuất. B. làm các công viêc nặng nhọc.
C. trò chuyện với con người. D. chinh phục vũ trụ.
Câu 5. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào 
dưới đây?
A. Văn hóa Óc Eo. B. Văn hóa Đông Sơn.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 6. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là
A. nhà tranh vách đất. B. nhà mái bằng xây từ gạch.
C. nhà trệt xây từ gạch. D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa. 
Câu 7. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau dây?
A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 8. Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
A. Hin-du giáo và Phật giáo. B. Hồi giáo.
C. Công giáo. D. Hin-du giáo.
Câu 9. Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở kế thừa nền văn minh nào?
A. Nền văn minh Trung Quốc. B. Nền văn minh Ấn Độ.
C. Nền văn minh các nướcc Đông Nam Á. D. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 10. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Trung Hoa trên những lĩnh vực 
nào sau dây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Bộ máy nhà nước, tín ngưỡng cổ truyền, Nho học, kĩ thuật canh tác lúa nương.
B. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử.
C. Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, chữ viết, Đạo giáo.
D. Quản chế, luật pháp, tiếng nói, giáo dục, khoa cử, hệ thống thuỷ lợi.
Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh 
Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
C. Dinh Độc Lập (TP. Hồ Chí Minh).
D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
Câu 12. "Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo.
B. Nho giáo - Phât giáo - Công giáo.
C. Phật giáo - Ấn Độ giáo - Công giáo.
D. Phật giáo - Bà La Môn giáo - Nho giáo.
Câu 13. "Quốc triều hình luật" là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Thời Lý.
B. Thời Trần.
C. Thời Lê sơ.
D. Thời Nguyễn.
Câu 14. "Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con nguời, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và 
phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người".... Đó là nội dung chủ yếu của dòng văn 
học nào?
A. văn học chữ Nôm.
B. văn học chữ Hán.
C. văn học dân gian.
D. văn thơ yêu nước thế kỉ XIX.
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
Câu 15. Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?
A. Thủ công nghiệp.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Thương nghiệp.
D. Trao đồi và buôn bán với nước ngoài.
Câu 16. Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều 
đại phong kiến Việt Nam?
A. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
B. Ghi danh những anh hùng có công với nước.
C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
D. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHỊ̂̀M ĐÚNG, SAI (4 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi câu, thí sinh lựa chọn Đúng/Sai ở các ý a, b, c, d.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
 "Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo các nước 
tư bản. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lục mới, dùng máy móc thay thế sưc lao động của con nguời, 
khởi đầu quá trình công nghiệp hóa. Những tiến bộ về kĩ thuật cũng đã mở ra khả năng lớn trong việc 
thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Với thành tựu của cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ nhất, máy móc đã thay thế cho lao động tay chân của con người và chuyển nền sản xuất từ 
thủ công sang cơ khí hóa.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hóa sang điện khi hóa, 
làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa."
 (Theo Sách giáo khoa Lịch sủ 10, Bộ Cánh Diều, NXB ĐHSP Hà Nội, 2023, tr.35)
a. Đoạn tư liệu phản ảnh tác động toàn diện của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với đời 
sống con người. 
b. Với sự ra đời của máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, dùng máy móc thay thế cho lao động tay 
chân của con người. 
c. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã chuyển nền sản xuất sang thời kì cơ khí hóa, điện khí 
hóa và tự động hóa. 
d. Cả hai cuộc cách mạng công nghiệp đều làm thay đổi cách thức sản xuất để cải thiện cuộc sống của con 
người.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
 "Động lực chính của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại là khoa học và công nghệ 
số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ sự ra đời và lan toả của công nghệ thông tin, sử 
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là 
cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, 
siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Công nghệ logic 
kĩ thuật số, MOSFET (bóng bán dẫn MOS), chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất của 
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
chúng bao gồm máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi các kĩ thuật sản xuất 
và kinh doanh truyền thống, tăng năng suất và là động lực thúc đẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư.
 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có động lực là sự kết hợp của vật lý/hữu hình (trí tuệ nhân tạo 
AI, in 3D, vật liệu thông minh, Robot AI, xe tự lái ...), công nghệ số (trí tuệ nhân tạo AI, vạn vật kết nối - 
IoT) và công nghệ sinh học (biến đổi gen, pháp liệu gen, công nghệ nano)."
 (Sách giáo viên Lịch sử 10, bộ Chân trời sáng tạo, tr.104)
a. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các cuộc cách mạng công 
nghiệp thời kì cận đại.
b. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo đông lực thúc đấy sự phát triển của cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
c. Ba động lực chính Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vật lý/hữu hình, công nghệ số và công nghệ sinh 
học.
d. Cả ba động lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các 
công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
 "Nền văn minh của nguời Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn 
minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chinh trị nhà nuớc 
phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, 
truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau 
đó. "
 (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, Sđd, tr.173)
a. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng 
xóm làng và cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai.
b. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống 
Việt Nam.
c. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đã định hình và phác họa bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Đặt cơ sở cho 
toàn bộ sự tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam sau này.
d. Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, đồng thời cũng là biểu tượng duy 
nhất của văn hoá Việt Nam.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
 "Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp. Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ. 
Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh 
dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt. Năm 
1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật. Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật 
(luật Hồng Đức) dưới thời Lê sơ, luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền 
lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tụ xã hội. Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt 
luật lệ (luật Gia Long) và ban hành vào năm 1815."
 (Theo Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ Cánh Diều, NXB ĐHSP Hà Nội, 2023, tr.70)
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
a. Bước vào thời kì phong kiến độc lập, tự chủ các triều đại phong kiến Việt Nam tăng cường quản lí đất 
nước và xã hội thông qua mệnh lệnh.
b. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, có ý nghĩa quan 
trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam thời kỳ phong kiến.
c. Các bộ luật của các triều đại phong kiến ra đời chỉ nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống 
trị, không bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
d. Bộ Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn là một trong những bộ luật quan trọng của Việt Nam thời kỳ 
phong kiến. Một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện.
PHẦN 3: CÂU HỎI TỰ LUẬN (12 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2
Câu 1 (5.0 điểm).
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:
Hình ảnh 1. Máy tính điện tử đầu tiên Hình ảnh 2.Thiết bị điện tử Hình ảnh 3.Công nghệ thực tế ảo 
 Nguồn Internet 
a. Hình ảnh trên là thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp nào của nhân loại?
b. Phân tích tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp trên đối với xã hội và văn hóa thế giới ?
c. Theo em, Việt Nam cần có những giải pháp gì để hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc 
văn hóa của dân tộc.
Câu 2 (7 điểm).
 Có ý kiến cho rằng: "Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang 
tính dân tộc sâu sắc".
a. Văn minh Đại Việt là gì?
b. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
c. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt 
thời đại ngày nay?
 DeThiLichSu.net Bộ 17 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN 1: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
 1.C 2.B 3.A 4.C 5.B 6.D 7.D 8.A
 9.D 10.B 11.A 12.A 13.C 14.A 15.B 16.D
PHẦN 2: CÂU TRẮC NGHIỆMM ĐÚNG, SAI (4 điểm)
 - Có 4 câu hỏi điểm tối đa của 1 câu là 1 điểm.
 + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm.
 + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm.
 + Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm.
 + Thí sinh lựa chọn chính xác 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.
 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
 a-S a-S a-Đ a-S
 b-Đ b-Đ b-Đ b-Đ
 c-S c-Đ c-Đ c-S
 d-Đ d-Đ d-S d-S
PHẦN 3: CÂU HỎI TỰ LUẬN (12 điểm)
 Câu Nội dung Điểm
 Câu 1 a. Hình ảnh trên là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy của 5.0
 nhân loại?
 b. Phân tích tác động của các cuộc cách mạng đó đối với xã hội và văn hóa thế 
 giới.
 c. Theo em, Việt Nam cần có những giải pháp gì để hội nhập với thế giới nhưng 
 vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
 a. Hình ảnh trên là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 thời 0.5
 kỳ hiện đại của lịch sử loài người
 b. Tác động của cuộc cách mạng đó đối với văn hóa và xã hội thế giới. 3.0
 *Xã hội: 1.5
 - Hình thành của giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Giai cấp tư sản 0.5
 công thương nghiệp giàu lên nhanh chóng.....Giai cấp vô sản có nguồn gốc từ nông 
 dân, thợ thủ công...bị mất tư liệu sản xuất, bị bóc lột.
 - Sự bóc lột của tư sản đã hình thành mối mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản trở thành 0.25
 mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa. Đây là nguồn gốc làm bùng nổ phong 
 trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
 - Nhiều cuộc di dân đưa người đến các trung tâm công nghiệp, nhiều người thoát li 0.25
 gia đình để đến làm việc trong các thành phố nên cơ cấu dân cư thay đổi, nhiều trung 
 tâm điển hình như Luân- Đôn, Pa-ri, Niu-ooc...
 Mặt trái: Tình trạng ô nhiểm môi trường, bệnh tật và việc sử dụng các thành tựu của 0.5
 CMCN vào việc chế tạo vũ khí sử dụng trong các cuộc chiến tranh, bóc lột thậm tệ 
 sức lao động của công nhân nhất là phụ nữ và trẻ em trong xã hội. Hố ngăn cách giàu 
 nghèo giữa các tầng lớp cư dân trở nên sâu sắc.
 * Văn hóa. 1.5
 DeThiLichSu.net

File đính kèm:

  • docxbo_17_de_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_10_cap_truong_co_dap_an.docx