Bộ 17 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi Lịch sử 10 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 2 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh ...................................................................... Lớp.............. Mã đề 132 Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1. Một trong những hệ quả tiêu cực của các cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là? A. cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên. B. hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp tư sản và vô sản. C. sự ra đời của nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. D. sản xuất nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Câu 2. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỉ XVIII - XIX, phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa? A. Động cơ đốt trong. B. Máy tính điện tử. C. Máy kéo sợi Gien-ni. D. Máy hơi nước. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là không phản ánh đúng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Chỉ tác động đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, không ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo và lĩnh vực quản lí nhà nước. B. Tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có xu hướng mở rộng thêm. C. Các thành tựu khoa học - công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất lợi thế. D. Làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Câu 4. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn nào của văn minh Đông Nam Á? A. bước đầu hình thành. B. bước đầu phát triển. C. phát triển rực rỡ. D. tiếp tục phát triển. Câu 5. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là quá trình? A. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân. B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu. C. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản. D. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Câu 6. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài người bước sang thời đại? A. “văn minh thông tin”. B. “văn minh nông nghiệp”. C. “văn minh siêu trí tuệ”. D. “văn minh công nghiệp”. Câu 7. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Trung và Nam Trung bộ. B. Khu vực Nam bộ. C. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước. Câu 8. Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên cơ sở ? A. hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. B. tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Ấn Độ. C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ. D. điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Mạng Internet không dây. B. Máy tính. C. Chinh phục vũ trụ. D. Trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 10. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là A. máy tính điện tử. B. mạng kết nối Internet không dây. C. vệ tinh nhân tạo. D. mạng kết nối Internet có dây. Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. B. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. C. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. D. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước. Câu 12. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. B. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. C. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á. D. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á. Câu 13. Quốc gia khởi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII? A. Pháp. B. Mĩ. C. Anh. D. Đức. Câu 14. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. B. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực. C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này. D. Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa. Câu 15. Thế kỉ XI-XII, trên cơ sở tiếp thu một phần chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng là? A. chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. chữ Mã Lai cổ. D. chữ Nôm. Câu 16. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào? A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. C. Tín ngưỡng thờ đa thần. D. Tín ngưỡng thờ thần Mặt trời. Câu 17. Văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường A. truyền bá áp đặt. B. xâm lược, thống trị. C. giao lưu hữu nghị. D. giao thương buôn bán. Câu 18. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là A. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt. B. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. C. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ số. D. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Câu 19. Sự phát triển của Internet hiện nay làm cho việc tìm kiếm và chia sẽ thông tin vô cùng nhanh chóng và thuận tiện, tuy nhiên nó cũng có hạn chế về? A. con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. B. tính chính xác của thông tin được chia sẻ. C. thay đổi thế giới quan của con người. D. dễ bị thâm nhập, đánh mất dữ liệu cá nhân. Câu 20. Năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn đã chế tạo thành công? A. đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên. B. tàu thủy chạy chở khách chạy bằng hơi nước. C. máy kéo sợi chạy bằng sức mước. D. máy bay chạy bằng động cơ xăng. Câu 21. Sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa Đông Nam Á với văn minh Trung Hoa thông qua con đường A. chỉ ảnh hưởng qua con đường giao thương, buôn bán. B. xâm lược, thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc. C. buôn bán và bành trướng xâm lược của Trung Quốc. D. buôn bán và truyền đạo của các tu sĩ người Trung Quốc. Câu 22. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại là A. khai thác lâm thổ sản. B. sản xuất thủ công nghiệp. C. nông nghiệp trồng lúa nước. D. buôn bán bằng đường biển. Câu 23. Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là? A. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. B. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính. C. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài. D. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn. Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa? A. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. B. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa. C. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh. D. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ. Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng thức Đúng – Sai (1 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau đây và chọn đúng - sai: “Theo sử cũ, năm 1282, Hàn Thuyên viết bài văn tế bằng chữ Nôm để đuổi cá sấu ở sông Hồng. Hồ Quý Ly đã cho người dùng chữ Nôm giải nghĩa kinh sách Nho giáo. Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,... đều làm thơ Nôm”. (SGK Lịch sử 10 - Kết nối - NXB Giáo dục, tr.81) A. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi. B. Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính nhà nước, trong giáo dục và khoa cử. C. Đến thế kỉ XVII, chữ Nôm được hình thành và dần dần trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay. D. Cùng với quá trình du nhập của Công giáo, từ đầu thế kỉ XIX, chữ Latinh đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Phần 3: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Từ những thành tựu cơ bản nước của nước Anh và một số nước khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Theo em, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao? (1 điểm) Câu 2: Từ cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ ở Việt Nam, Em hãy cho biết những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh này ? (2 điểm) ĐÁP ÁN Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm) 1. A 2. D 3. A 4. C 5. D 6. A 7. A 8. C 9. D 10. B 11. D 12. A 13. C 14. B 15. D 16. B 17. D 18. B 19. B 20. B 21. C 22. C 23. D 24. A Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng thức Đúng – Sai (1 điểm) A. Đúng, B. Đúng, C. Sai, D. Sai Phần 3: Tự luận (3 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1/ + Thành tựu quan trọng nhất: máy hơi nước + Vì phát minh tạo nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắt của con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh, thay đổi căn bản cơ cấu sản xuất 0.25 0.75 Câu 2/ * Giống nhau: - Cơ sở tự nhiên + Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn. + Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam. - Cơ sở xã hội: + Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam + Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ. * Khác nhau 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc Văn Minh Chăm - pa Văn minh Phù Nam Địa bàn hình thành - Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ - Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn - Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay Kinh tế - Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam - Các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển - Hoạt động thương mại đường biển rất phát triển. Bộ phận cư dân chính - Người Việt cổ - Người Sa Huỳnh -Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) Văn hóa - Hầu như không có sựảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, ảnh hưởng bởi Trung Quốc - Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ. ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT BẢO LỘC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh ...................................................................... Lớp.............. Mã đề 209 Phần 1 : Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ? A. Phương pháp nấu than cốc. B. Chế tạo ra hệ thống máy tự động. C. Phát minh Động cơ đốt trong. D. Phương pháp luyện kim “put-đinh”. Câu 2. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp? A. Công nghệ in 3D B. Tự động hóa và Công nghệ Robot C. Công nghệ Robot D. Tự động hóa Câu 3. Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã sớm tiếp thu ảnh hưởng các nền văn minh nào sau đây? A. Ấn Độ, phương Tây. B. Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây. C. Ấn Độ, Trung Hoa. D. Trung Hoa, phương Tây. Câu 4. Tác dụng của việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim trong cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là? A. dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học. B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới. C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. D. thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống. Câu 5. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam? A. Tạo nên sự đa dạng, đặc trưng của truyền thống văn hóa Việt. B. Tạo điều kiện để giao lưu hòa tan với các nền văn hóa khu vực. C. Tạo nên sự tách biệt, đối lập trong truyền thống văn hóa Việt. D. Tạo cơ sở cho sự ra đời của một nền văn hóa mới. Câu 6. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào? A. Tín ngưỡng thờ thần Mặt trời. B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. C. Tín ngưỡng thờ đa thần. D. Tín ngưỡng phồn thực. Câu 7. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á. C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á. D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Câu 8. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là A. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. B. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt. C. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. D. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ số. Câu 9. Nội dung không phải lí do để văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến Đông Nam Á là? A. sự xâm lược, thống trị của Trung Quốc. B. vị trí địa lí liền kề với Đông Nam Á. C. quá trình di dân của người Trung Quốc. D. hoạt động truyền giáo của tu sĩ Công giáo. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển? A. Chi phối nền thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á. B. Sự phát triển của nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp. C. Là quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á. D. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp. Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước ở Anh (1784)? A. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc. B. Tạo ra động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa. C. Biến nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”. D. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng vượt bậc. Câu 12. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là? A. cách mạng kĩ thuật. B. cách mạng kĩ thuật số. C. cách mạng 4.0. D. cách mạng công nghệ. Câu 13. Một trong những khó khăn cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là A. chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. B. lao động giản đơn trong các dây chuyền sản xuất có nguy cơ bị thay thế. C. số lượng, chất lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh. D. số lượng công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Câu 14. Cách mạng 4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kĩ thuật số và ? A. công nghệ Robot. B. công cuộc chinh phục vũ trụ. C. máy móc tự động hóa. D. kết nối vạn vật thông qua Internet. Câu 15. Thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra Châu Âu và khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Nam Mỹ. C. Bắc Mỹ. D. Đông Bắc Á. Câu 16. Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. B. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc. C. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc. D. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới. Câu 17. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào? A. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải. B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt. C. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải. D. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc. Câu 18. Ý nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? A. Đồng bằng ven sông với đất đai màu mỡ, phì nhiêu. B. Tất cả các quốc gia đều giáp biển, giàu tài nguyên. C. Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông lớn. D. Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 19. Thời cổ đại, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ viết của mình trên cơ sở tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ A. chữ A-rập. B. chữ Hán. C. chữ Phạn. D. chữ La-tinh. Câu 20. Giải thích nào sau đây là không đúng khi nhắc đến vị trí “ngã tư đường” của khu vực Đông Nam Á? A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. B. Nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới. C. Tiếp giáp với bốn châu lục: Á, Phi, Âu, Mĩ. D. Nối liền lục địa châu Á – châu Âu với châu Úc. Câu 21. Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây? A. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp. B. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước. C. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo. D. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật, phồn thực. Câu 22. Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa? A. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. B. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. D. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. Câu 23. Cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác động tích cực đối với nhân loại, tuy nhiên nó cũng có điểm hạn chế về vấn đề? A. ô nhiễm môi trường. B. quyền riêng tư. C. an ninh mạng. D. an ninh mạng và quyền riêng tư. Câu 24. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng thức Đúng – Sai (1 điểm) Đọc đoạn tư liệu và chọn Đúng - Sai “Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triễn của quốc gia – dân tộc sau đó.” (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173) A. Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc thực chất là nền văn minh trống đồng. B. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc chứng tỏ một trình độ phát triển khá cao, xác lập lối sống quốc gia dân tộc sau đó. C. Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các lễ tế như lễ cầu mưa, lễ đưa ma; trong hội hè, múa hát; là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ līnh...; là vật tuỳ táng, chôn theo người chết;... D. Trống đồng không phải là kết tinh sản phẩm lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt cổ. Phần 3: Tự luận (3 điểm) Câu 1: Từ những thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, em yêu thích thành tựu nào nhất? Giải thích vì sao? (1 điểm) Câu 2: Nêu một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng và tôn giáo ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại? Theo em, vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? (2 điểm) ĐÁP ÁN Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm) 1. C 2. B 3. C 4. B 5. A 6. B 7. A 8. C 9. D 10. A 11. C 12. B 13. A 14. D 15. C 16. A 17. A 18. B 19. D 20. C 21. D 22. B 23. D 24. D Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng thức Đúng – Sai (1 điểm) A. Sai, B. Đúng, C. Đúng, D. Sai Phần 3: Tự luận (3 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1/ + Trả lời Chọn 1 trong những thành tựu thuộc CMCN lần tứ 4: Trí tuệ nhân tạo, iternet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn Big Data, công nghệ in 3D. + Giải thích: Học sinh chọn cái nào thì giải thich theo nội dung đã chọn. 0.25 0.75 Câu 2/ * Tín ngưỡng Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính: + Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên + Tín ngưỡng phồn thực + Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất - Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay * Tôn giáo - Phật giáo du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cư dân nhiều nước (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...). + Hinđu giáo và Hồi giáo được t
File đính kèm:
bo_17_de_thi_lich_su_10_chan_troi_sang_tao_giua_ki_2_co_dap.docx