Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm)

Phân tích tiền đề chung và riêng của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (5,0 điểm)

Trình bày mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 và bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại để làm rõ nhận định sau:

“Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn”.

(GS.TS Vũ Văn Hiền, Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại, Báo điện tử VOV, Thứ Năm, ngày 26/08/2010).

Câu 4 (2,0 điểm)

Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Câu 5 (4,0 điểm)

Nêu những nét chính của CNXH từ 1991 đến nay. Sự tồn tại và phát triển của CNXH từ 1991 đến nay thể hiện điều gì?

docx 102 trang Minh Toàn 28/06/2025 201
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
Câu 1. (5,0 điểm)
Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu 
Lạc.Trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, 
văn hóa mất thì dân tộc mất”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển 
của một số công nghệ mang tính đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như công nghệ trí 
tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, 
từ an ninh - chính trị đến kinh tế, xã hội”.
 (TS.Nguyễn Tuấn Anh, Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực
 và Việt Nam, Tạp chí Cộng sản ngày 29/8/2022)
a) Từ đoạn tư liệu trên và những kiến thức đã học, hãy trình bày những thành tựu cơ bản của cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư.
b) Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến kinh tế - xã hội.
c) Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay?
Câu 3. (5,0 điểm)
Đọc đoạn tư liệu:
“Không phải không có lí do mà cuộc Cách mạng [] được coi là cuộc cách mạng vĩ đại. Đối với giai cấp 
mà cuộc cách mạng đó phục vụ, tức giai cấp tư sản thì cuộc cách mạng đó đã phục vụ được nhiều, khiến cho 
cả thế kỉ XIX, một thế kỷ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể loài người, đã trôi qua dưới dấu hiệu 
của Cách mạng này”.
 (Lê-nin: Toàn tập, Tập 38, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 444) 
Dựa vào đoạn tư liệu trên và kiến thức đã học, em hãy trả lời những câu hỏi sau:
a) “Cuộc cách mạng vĩ đại” được nhắc đến trong đoạn tư liệu là cuộc cách mạng tư sản nào?
b) Phân tích những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng nói trên?
Câu 4. (5,0 điểm)
Từ kiến thức đã học về cách mạng tư sản, hãy lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVII 
đến cuối thế kỉ XVIII về mục tiêu - nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả và ý nghĩa?
 - HẾT -
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
 1 * Cơ sở hình thành: 2,0
 - Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề 
 0,5
 thủ công. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
 - Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng năng 
 0,5
 suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.
 - Sự chuyển biến về kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến về xã hội.Thời Phùng Nguyên bắt 
 đầu có hiện tượng phân hóa giàu nghèo trong xã hội.Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội 
 ngày càng phổ biến hơn.Xuất hiện phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông 0,5
 dân tự do, nô tì.
 - Đồng thời, quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng 
 đồng cư dân Việt cổ và thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc. 0,5
 * Nhận định “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất 
 3,0
 thì dân tộc mất”.
 * Khẳng định: Đây là nhận định đúng 0,5
 - Văn hóa là hồn cốt của dân tộc:
 + Văn hóa Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân Việt Nam 
 0,5
 sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
 + Lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước nên có một nền văn hóa đồ 
 sộ, phong phú, đa dạng, bởi vậy cần được bảo tồn và phát huy. 0,5
 + Nền văn hóa Việt Nam ngày nay là sự hội tụ của những giá trị vật chất và tinh thần của 54 
 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, qua hàng ngàn năm tạo dựng, có di sản văn hóa vật 
 0,5
 chất, di sản văn hóa tinh thần, di sản văn hóa phi vật thể, được UNESCO ghi nhận.
 - Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất:
 + Trên thế giới có nhiều dân tộc không còn tồn tại khi bị các thế lực bên ngoài xâm lược, 
 đồng hóa hoặc tự đánh mất giá trị văn hóa của dân tộc mình.(VD: Mông Cổ, nhà Thanh bị 
 đồng hóa ngược trở lại).Nhưng có những dân tộc bị đô hộ cả nghìn năm vẫn không bị xóa bỏ 
 do nhân dân bảo tồn được các giá trị vh, bảo tồn được phong tục tập quán, tiếng nói, ngôn 0,5
 ngữ, điển hình là dân tộc Việt Nam.
 + Trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bị nhiều thế lực ngoại xâm đô hộ và 
 thống trị, thời kì nào các thế lực ngoại xâm cũng tìm cách xóa bỏ các giá trị văn hóa truyền 
 thống của dân tộc Việt Nam (thời Bắc thuộc, Pháp thuộc) Song dân tộc Việt Nam vẫn 
 trường tồn do nhân dân đã gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân 
 tộc, đồng thời đã tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của các nền văn hóa bên ngoài 
 0,5
 để làm phong phú nền văn hóa của dân tộc.
 + Trong bối cảnh hiện nay cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị 
 bản sắc của dân tộc
 2 a. Thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 1,0
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 - Cuộc cách mạng lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) bắt đầu thế kỉ XXI. Mỹ, Đức, 
 0,5
 Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc là những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng này.
 - Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số, công nghệ sinh 
 học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành.Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong 
 cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là Trí Tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ 0,5
 liệu lớn (Big Data)
 b. Tác động kinh tế: 1,5
 - Mở rộng đa dạng hóa hình thức sản xuất, quản lí.
 - Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian,
 - Người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với thương mại toàn cầu.
 - Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới, 
 * Tác động xã hội: 1,5
 - Giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt trong những công việc nguy hiểm, 0,5
 trong môi trường độc hại;
 - Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số lượng người lao động có kĩ năng và trình 
 độ chuyên môn cao ngày càng tăng; Ngày nay, con người có thể làm nhiều loại công việc 0,5
 bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm thời gian,
 - Tuy nhiên khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm; Gây ra sự phân 
 hóa trong xã hội, mở rộng khoảng cách giàu - nghèo; Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào 
 các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội. 0,5
 Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải: 1,0
 - Thí sinh trình bày một hoặc một số việc làm của thế hệ trẻ Việt Nam trước sự phát triển 
 mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay.Nêu và giải thích mỗi ý đúng, phù hợp được 0.50 
 điểm, chỉ nêu được 0,25 điểm.
 - Một số ví dụ (để tham khảo): 
 1. Tích cực học tập, trau dồi tri thức, đặc biệt là tri thức về trí tuệ nhân tạo (AI); 
 2. Tích cực tham gia các cuộc vận động chuyển đổi số của Đảng, Nhà nước hiện nay; 
 3. Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành những công dân số trong tương lai gần; 
 4. Vận động người thân, bạn bè nghiên cứu công cuộc chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI),...
3 a. “Cuộc cách mạng vĩ đại” được nhắc đến trong đoạn tư liệu là cuộc cách mạng nào? 1,0
 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
 b. Phân tích những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng nói trên? 4,0
 - Kinh tế: Đến cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp ở Pháp rất phát triển. 1,0
 + Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.
 + Ngoại thương có bước tiến mới, các công ty thương mại đẩy mạnh buôn bán với nhiều 
 nước châu Âu, châu Á.
 - Chính trị: Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng 1,0
 đầu là vua Lui XVI có quyền lực tuyệt đối.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 - Xã hội: Mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ và quý tộc ngày 1,0
 càng gay gắt.
 + Tăng lữ và quý tộc chiếm 2% dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng trong Giáo 
 hội và chính quyền, sống sung sướng nhờ việc bóc lột đẳng cấp thứ 3.
 + Đẳng cấp thứ 3 (gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị) là lực lượng sản xuất chủ yếu 
 nhưng không có quyền lợi chính trị, bị áp bức bóc lột nặng nề.
4 - Tư tưởng: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời 
 của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về 
 việc xây dựng nhà nước mới.
 Chiến tranh giành 
 Cách mạng tư sản 
 Nội dung Cách mạng tư sản Anh độc lập của các 
 Pháp cuối thế kỉ 
 thế kỉ XVII thuộc địa Anh ở Bắc 
 XVIII
 Mĩ
 - Lật đổ chế độ phong kiến - Xóa bỏ chế độ - Lật đổ nền thống trị 
 do vua Sác-lơ I đứng đầu phong kiến do vua của thực dân Anh, 
 Nhiệm vụ, - Mở đường cho chủ nghĩa Lu-I XVI đứng đầu. giành độc lập. 1,0
 mục tiêu tư bản phát triển, - Mở đường cho chủ - Mở đường cho chủ 
 nghĩa tư bản nghĩa tư bản
 phát triển. Bắc Mĩ phát triển. 1,0
 Lãnh đạo Quý tộc mới, tư sản. Tư sản Tư sản, chủ nô. 1,0
 Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân 
 Động lực
 + Quý tộc mới, tư sản. + tư sản + tư sản, chủ nô. 1,0
 Là một cuộc cách Là một cuộc cách Là một cuộc cách
 Tính chất mạng tư sản không triệt để mạng tư sản triệt để. mạng tư sản không 
 triệt để 1,0
 Kết quả,
 Đều thắng lợi, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
 ý nghĩa
 - HẾT -
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 2
 SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CƠ SỞ
 TRƯỜNG THPT BỐ HẠ
 MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 11
 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm). 
I. Dạng 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh làm từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu thí 
sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
B. Diễn ra qua hai giai đoạn: kháng chiến và khởi nghĩa.
C. Sau khi giành thắng lợi đều xưng đế trên đất nước ta.
D. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ của nước ta.
Câu 2. Nghệ thuật quân sự nào đã được Nguyễn Huệ kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Xiêm xâm 
lược năm 1785?
A. Tiên phát chế nhân. B. Lợi dụng địa hình, địa vật.
C. Vườn không nhà trống. D. Nghệ thuật “tâm công”.
Câu 3. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào 
sau đây?
A. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
C. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Câu 4. Thực tiễn các chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm 
quý báu nào sau đây?
A. Duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, láng giềng thân thiện.
B. Chủ động hòa hiếu với các nước lớn để tránh nguy cơ chiến tranh.
C. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình.
D. Giữ gìn bản sắc văn hóa, không hòa nhập với văn hóa bên ngoài.
Câu 5. Việt Nam rút ra được bài học gì từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A. khi tiến hành cải tổ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
B. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường.
D. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây là điểm chung trong chính sách cai trị của các nước thực dân phương Tây ở 
Đông Nam Á?
A. Thủ tiêu hoàn toàn các thế lực phong kiến địa phương, thiết lập chính quyền của thực dân.
B. Thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì, thực dân giữ vai trò cố vấn.
C. Giao cho các thế lực phong kiến địa phương nắm quyền hành cơ bản.
D. Thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì và trở thành tay sai của thực dân.
Câu 7. Qua cuộc cải cách của Xiêm, Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm gì để giữ vững độc lập, 
chủ quyền của quốc gia?
A. Xây dựng khối đoàn kết trong nước và quốc tế để xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
B. Phải không ngừng học hỏi, đổi mới toàn diện đất nước và có chính sách ngoại giao khôn khéo.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
C. Phải học hỏi các nước tiên tiến trên thế giới, đầu tư vào quân sự quốc phòng để đối phó với kẻ thù.
D. Sẵn sàng kêu gọi nhân dân các nước trong khu vực đấu tranh để đánh bại âm mưu của kẻ thù.
Câu 8. Nguyên nhân chủ quan nào sau đây dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 
trong lịch sử Việt Nam?
A. Quân giặc không có tính chính nghĩa, gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang không có sự ủng hộ của quốc tế.
C. Nhân dân ta quyết tâm chiến đấu và nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế.
D. Quân và dân ta đoàn kết, có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo.
Câu 9. Câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi” đã đề 
cập đến vấn đề gì?
A. Số lượng dân binh tham gia kháng chiến.
B. Phương thức tác chiến của quân đội.
C. Mối quan hệ thân tộc trong triều đình.
D. Khối đại đoàn kết của toàn dân tộc.
Câu 10. Một trong những quốc gia đầu tiên gia nhập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 
1922 là
A. Ucraina. B. Litva. C. Hunggari. D. Ba Lan.
Câu 11. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
trong lịch sử Việt Nam?
A. Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.
B. Không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.
C. Không có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố. 
D. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc.
Câu 12. Trận đánh nào sau đây có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược 
của quân Thanh thế kỉ XVIII?
A. Rạch Gầm - Xoài Mút.B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Ngọc Hồi - Đống Đa.D. Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 13. Những nước nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A.Việt Nam, Inđônêxia, Lào.B. Campuchia, Inđônêxia, Brunây.
C. Thái Lan, Việt Nam, Lào.D. Philippin, Malaixia, Việt Nam.
Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của nghĩa quânTây Sơn khi 
chống quân Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
A. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
C. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.
D. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Câu 15. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch 
sử Việt Nam?
A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.
B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên của nước ta.
Câu 16. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài 
học kinh nghiệm nào trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại khi có ngoại xâm.
B. Coi trọng mặt trận ngoại giao trong thời bình cũng như thời chiến.
C. Cần phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng thế trận toàn dân chống giặc.
D. Thực hiện hòa hiếu với các nước nhưng không ngừng xậy dựng quân đội mạnh.
Câu 17. Vì sao trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên nhà Trần tổ chức Hội nghị Bình Than 
(1282)?
A. Với mục đích hạn chế sức mạnh tấn công của giặc khi chúng đánh Thăng Long.
B. Nhằm xây dựng quân đội thường trực vững mạnh trên tất cả chiến trường.
C. Để thay đổi chính sách “bế quan tỏa cảng” đã thực hiện từ trước đó.
D. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà biết trước không thể tránh khỏi.
Câu 18. Với cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào 
từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt?
A. Nho giáoB. Phật giáoC. Đạo giáoD. Thiên chúa giáo
Câu 19. Tháng 12-1986, quốc gia nào sau đây thực hiện công cuộc đổi mới đất nước?
A. Liên Xô.B. Cu-ba.C. Việt Nam.D. Trung Quốc.
Câu 20. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra 
trên sông
A. Bạch Đằng. B. Cầu. C. Thương. D. Lục Nam. 
Câu 21. Nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất nào sau đây?
A. Hạn điền. B. Trang điền. C. Tịch điền. D. Lộc điền.
Câu 22. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV được nhận xét là
A. đậm nét dân tộc, không mô phỏng. B. có ảnh hưởng từ bên ngoài.
C. vì lợi ích của giai cấp thống trị. D. diến ra với nhịp độ nhanh, kéo dài.
Câu 23. Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh chính trị như thế nào?
A. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn, biến động.B. Nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống khổ cực.
C. Chế độ ruộng đất bất cập, tình trạng mất mùa tăng. D. Nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô
Câu 24. Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam?
A. Hình thư. B. Hình luật. C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 25. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 
1077) là
A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ
C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân
Câu 26. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã
A. chấm dứt vĩnh viễn ách đô hộ ngàn năm Bắc thuộc. 
B. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.
C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. 
D. đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn minh Đại Việt của giặc.
Câu 27. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) so với cuộc 
kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 – 1077) là
A. sử dụng kế sách “tiên phát chế nhân”. B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập.
C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi.
Câu 28: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc đều diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau 
đây?
 A. Chính quyền phương Bắc suy yếu. B. Đất nước bị mất độc lập, tự chủ.
 B. Lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh. D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
Câu 29: Năm 1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua
A. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. Hiến pháp đầu tiến của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
C. Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản.
Câu 30: Một trong những khó khăn của Cuba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến 
nay là
A. Lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây. B. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.
C. Mô hình kinh tế tập trung bao cấp kém hiệu quả. D. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo không thể điều hòa
II. Dạng 2. Câu trắc nghiệm đúng sai.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5.Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi 
câu, thí sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Cuối năm 1287, 30 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta. Buổi đầu, trước sức mạnh 
của quân Nguyên, quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của các vua Trần mà trực tiếp là Trần Quốc Tuấn 
đã thực hiện cách đánh “dĩ đoản binh, chế trường trận”. Cách đánh này khiến cho quân địch rơi vào tình 
thế: tiến công không được, lui cũng không xong. Quân Mông – Nguyên buộc lòng phải rút lui. Biết được 
con đường rút lui của địch, Trần Quốc Tuấn quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến tiêu 
diệt đạo quân địch rút lui theo đường thủy.
 a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ nhất 
của vương triều Trần.
b. Để khích lệ quân sĩ trong chiến đấu chống quân Nguyên, năm 1287 Trần Quốc Tuấn đã viết tác phẩm 
Hịch tướng sĩ.
c. Quân Mông – Nguyên đã bị quân dân ta phục kích đánh trên sông Bạch Đằng khi chúng tìm cách rút lui 
về nước
d. “dĩ đoản binh, chế trường trận” được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là kế sách “vườn không nhà 
trống”.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi trấn Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, Lạng 
Sơn phủ làm Lạng Sơn trấn và quy định “Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc 
hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều gộp làm một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để kiểm xét. Cho dời 
kinh đô vào An Tôn. 
 (Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
a. Hồ Qúy Ly bắt đầu tiến hành cải cách khi đã ép vua Trần nhường ngôi để lập ra nhà Hồ.
b. An Tôn được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.
c. Khi tiến hành cải cách Hồ Qúy Ly đã cho ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
d. Đoạn tư liệu nói về nội dung cải cách trên tất cả các lĩnh vực của Hồ Qúy Ly.
Câu 2: Đọc đoạn trích sau đây:
“Năm 1471, nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của vua đối với các triều thần, tăng cường tính hiệu 
lực và hiệu quả của bộ máy quan lại, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần có công nhưng 
không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo 
cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Việc ông trực tiếp quản lí các bộ 
đã hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính”
 (Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 91)
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số biện pháp cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính 
trị, quân sự
b. Một số quan lại đương chức nhưng không có học thức đã bị Lê Thánh Tông bãi bỏ, thay thế vào đó là 
những người được tuyển chọn qua hình thức khoa cử
c. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện một số biện pháp thể hiện sự trọng dụng đặc biệt đối với bộ 
phận công thần trong triều
d. Những cải cách của Lê Thánh Tông năm 1471 đã khiến quyền lực được tập trung cao độ vào trong tay 
nhà vua
Câu 4: Cho bảng dự liệu sau
 Thời gian Sự kiện
 938 Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt thời kì Bắc thuộc
 1288 Trận Bạch Đằng đánh bại ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên
 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang buộc quân Minh đầu hàng, rút quân về 
 1427
 nước.
 1789 Chiến thắng Đống Đa đánh bại 29 vạn quan Thanh xâm lược.
a. Những thắng lợi trên là những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử.
b. Thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của cha ông ta trong chống ngoại xâm.
c. Tất cả những chiến thắng trên đều là trận thủy chiến mẫu mực của quân ta.
d. Các chiến thắng trên đều có sự kết hợp hài hòa giữa quân sự và ngoại giao.
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền 
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết 
thành một làn sóng vô cùng mãnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất 
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tr 171)
a. Đoạn trích cho thấy do nhân dân yếu nước nên lịch sử vượt qua mọi khó khăn.
b. Yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lòng lịch sử dân tộc ta.
c. Đoạn trích cho thấy Hồ Chí Minh khẳng định Việt Nam là quốc gia đa dân tộc.
d. Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc ta sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do.
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm). 
Lí giải nguyên nhân Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các 
nước phương Tây?
Câu 2. (2,0 điểm). 
Hãy phân tích những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? 
Câu 3. (2,0 điểm). 
Trên cơ sở kiến thức đã học, em hãy rút ra những bài học cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam.
 ------ HẾT ------
 DeThiLichSu.net

File đính kèm:

  • docxbo_19_de_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_11_cap_truong_co_dap_an.docx