Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án)

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tháng 10 - 1075 Lý Thường Kiệt thấy không thể ngồi yên để bị động chờ đợi quân Tống đến xâm lược, mà phải chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động ngay từ đầu và giành được những điều kiện có lợi nhất cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông nói “ngồi yên đời giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Quán triệt tư tưởng tiến công để tự vệ Lý Thường Kiệt chủ trương tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống nhằm tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng quay về bố trí phòng thủ đất nước. Mục tiêu của cuộc tiến công là các trại biên giới của quân Tống cửa biển Khâm Châu, Liêm châu và chủ yếu là thành Ung Châu.”

(Lịch Sử Việt Nam, tập 1, trang 172. in tại nhà máy in tiến bộ, 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, tháng 8-1971.)

a. Lý Thường Kiệt đề ra kế sách “Tiên phát chế nhân”, là kế sách sử dụng đòn tâm lí đánh vào ý chí quân địch.

b. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt (1075) xuất phát từ nguyên nhân quyết định là thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân”.

c. Sau thắng lợi ở châu Liêm, châu Khâm, châu Ung, Lý Thường Kiệt rút quân về nước, tích cực chuẩn bị phòng thủ chống quân Tống xâm lược làm nên chiến thắng Như Nguyệt (năm 1077)

d. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân Đại Việt đã dùng sức mạnh quân sự đè bẹp mọi ý đồ xâm lược của nhà Tống, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go, trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi”.

(Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 7))

a. Cách mạng tháng Tám thành công là do ta tận dụng được thời cơ và đẩy lùi nguy cơ đối với cách mạng

b. Trong cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Việt Nam giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật.

c. Sự thống nhất trong hành động và quyết tâm giành chính quyền của nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Bạo lực vũ trang quyết định đến tính chất dân chủ, nhân văn của cách mạng tháng Tám.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Sự kiện tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XXI là cuộc tấn công khủng bố của tổ chức AI Queda vào nước Mỹ (11/9/2001), Các tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ G.Bu-sơ buộc thế giới phải chọn phe chống khủng bố và phe khủng bố. Hành động chiến tranh can thiệp vào Ap-ga-ni-xtan, Irắc (2001) đã phản ánh nỗ lực rõ ràng của Mĩ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Tuy nhiên nỗ lực này đối mặt với những trở ngại sau chiến tranh và khủng hoảng tài chính 2008-2009 làm suy yếu sức mạnh Mĩ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và các chiến lược đối ngoại của nước này nhằm tạo ra hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm; sự ổn định kinh tế - chính trị ở Nga và mong muốn khôi phục lại vị thế hàng đầu thế giới; các trung tâm Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản tham gia vào quá trình cạnh trạnh quyền lực. Do vậy Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới đơn cực mà thay vào đó Mĩ và các trung tâm quyền lực vừa nêu trở thành các cực trong quan hệ quốc tế.Điều này dẫn đến trật tự thế giới mới dần hình thành theo hướng đa cực, trong đó xu thế chung trong quan hệ giữa các nước là đối thoại và hợp tác”

(Nguyễn Tiến Nghĩa. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Những quan niệm khác nhau. Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2006)

a. Cuộc tấn công khủng bố của tổ chức AI Queda vào nước Mỹ (11/9/2001) đã tác động đến nỗ lực của Mĩ trong việc thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.

b. Sang đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của “hổ lớn Trung Quốc” với sự phát triển ngoạn mục về kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật

c. Xu thế đối thoại và hợp tác sau chiến tranh lạnh là xu thế chủ đạo chủ yếu là do sự nổi lên của các trung tâm quyền lực mới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… d. Sự thành, bại trong công cuộc đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa hiện nay quyết định đến sự hình thành xu thế phát triển của thế giới trong thế kỉ XXI.

docx 127 trang Minh Toàn 02/07/2025 221
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐỀ SỐ 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
 THANH HÓA MÔN: Lịch sử Lớp 12
 CỤM 8 TRƯỜNG THPT Thời gian làm bài: 60 phút
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu 
hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Ý nào phản ánh không đúng bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô?
A. hợp tác trên cơ sở tự nguyện. B. phân định quyền của các nước Cộng hòa.
C. quy định cơ cấu tổ chức cơ quan. D. phân định quyền của chính quyền Xô Viết.
Câu 2. Trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ năm 1258 là vua
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Nhân Tông. D. Trần Huệ Tông.
Câu 3. Thách thức nào sau đây là vấn đề mà chủ nghĩa tư bản khó có thể giải quyết?
A. Khủng hoảng năng lượng. B. Phân biệt chủng tộc.
C. Mâu thuẫn xã hội. D. Phân hóa giàu nghèo.
Câu 4. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập trong bối cảnh đất nước Xô Viết
A. hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản. B. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất.
C. đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. D. bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước.
Câu 5. Một trong những thành tựu của Lào sau khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện là
A. hoàn thành công nghiệp hóa đất nước. B. thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo. 
C. thực hiện thành công hội nhập quốc tế. D. thực hiện thành công điện khí hóa toàn quốc.
Câu 6. “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”là câu nói của Trần Bình Trọng trong 
bối cảnh
A. kháng chiến chống Mông Cổ 1258. B. kháng chiến chống quân Nguyên 1285.
C. kháng chiến chống quân Nguyên 1287. D. trận đánh thuyền lương ở Vân Đồn.
Câu 7. Trận đánh diễn ra ở đô thị trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
Pháp xâm lược(1946-1947) là
A. Bắc Bộ Phủ. B. chợ Vĩnh Thành. C. Đèo Bông Lau. D. chợ Bến Thành.
Câu 8. Đâu là đặc điểm mới của Chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. B. Độc quyền tư nhân và nhà nước.
C. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. D. Tư bản công nghiệp và tài chính. 
Câu 9. Năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn kết thúc, những thuận lợi cơ bản của 
Việt Nam không phải là
A. vùng tự do và giải phóng được mở rộng. B. hậu phương ngày càng phát triển về mọi mặt.
C. hoàn thành xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân. D. giữ vững thế chủ động trên chiến trường chính.
Câu 10. “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”là nghệ thuật quân sự của nhân dân ta trong
A. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỷ X.B. kháng chiến chống quân Tống thế kỷ X.
C. kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thế kỷ XV.D. kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
Câu 11. Để chống lại liên quân Pháp- Tây Ban Nha, tại mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã
A. kiên quyết và chủ động tấn công liên tục quân Pháp.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
B. thực hiện triệt để phòng thủ, vườn không nhà trống.
C. chống trả quân xâm lược, vườn không nhà trống.
D. vừa đánh trả vừa thương lượng với thực dân Pháp. 
Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến 
chống Mông nguyên thời Trần là
A. tương quan lực lượng. B. người chỉ huy. 
C. tính chất. D. cách kết thúc.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
A. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.B. Hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
C. hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Câu 14. Trật tự hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phản ánh
A. so sánh tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
C. tham vọng chi phối thế giới của các nước đế quốc.
D. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 15. Quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt có nét gì mới so với quan hệ quốc tế trong thời 
kì Chiến tranh lạnh?
A. Sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực. B. Đã hình thành với trạng thái “nhất siêu đa cực”.
C. Quan hệ quốc tế căng thẳng vì có mâu thuẫn mới.D. Lợi ích dân tộc được đặt lên trên lợi ích mỗi phe.
Câu 16. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh
A. cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bắt đầu.
B. cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt.
C. quân và dân ta chuẩn bị cho chiến dịch Điên Biên Phủ.
D. cuộc kháng chiến chống Pháp gần đến ngày kết thúc.
Câu 17. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước trong khu vực 
vì
A. chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ngày càng hiệu quả.
B. đã mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
C. mở ra quá trình liên kết của ASEAN với các nước ngoài khu vực.
D. đánh dấu ASEAN trở thành liên minh kinh tế, chính trị hùng mạnh.
Câu 18. Tổ chức Hiệp hội Đông Nam Á (1963) chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do
A. mâu thuẫn với các quốc gia Đông Dương. B. chưa có sự thống nhất về đối nội và đối ngoại.
C. bất đồng trong quan hệ song phương. D. âm mưu chia rẽ của mĩ và các nước đế quốc.
Câu 19. Đâu là thắng lợi của dân tộc ta trong tiến trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước cách mạng tháng 
Tám 1945?
A. Phong trào Tây Sơn thế kỷ XVIII. B. Kháng chiến chống Tống thế kỷ XI. 
C. Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 20: Hành lang Đông - Tây trong kế hoạch Rơ - ve của Pháp đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở vị 
trí nào?
A. Sơn La. B. Hòa Bình. C. Hà Nội. D. Hải Phòng.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
Câu 21. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10/1949), thắng lợi của Việt Nam trong kháng 
chiến chống Pháp (1954) và thắng lợi của cách mạng CuBa (1959) đã
A. đánh dấu chủ nghĩa xã hội nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.
C. mở rộng không gian của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn bao trùm thế giới.
Câu 22. Lệnh tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) được chính thức đề ra tại 
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ 14 đến 15/8/1945. 
B. Đại hội quốc dân Tân Trào họp từ 16 đến 17/8/1945. 
C. “Quân lệnh số 1”của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 
D. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh vào năm 1945.
Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phương pháp đấu tranh của cách mạng tháng Tám năm 
1945?
A. Là cuộc khởi nghĩa vũ trang, có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
B. Nổi dậy ở thành thị và nông thôn, khởi nghĩa ở nông thông đóng vai trò quyết định nhất.
C. Là cuộc cách mạng bạo lực trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định, xung kích.
D. Đi từ khởi nghĩa từng phần ở địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa trên toàn quốc khi thời cơ đến.
 Câu 24. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam không phản ánh
A. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng và giữ nước.
C. cuộc đấu tranh chống chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc.
D. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Câu 25. Điểm tương đồng giữa cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh giải phóng.
B. kết hợp sức mạnh thời đại và ý chí quyết tâm của dân tộc.
C. kết hợp bạo lực cách mạng với nổi dậy của quần chúng.
D. kết hợp hoạt động chiến tranh ở cả nông thôn và thành thị.
Câu 26. Những thành tựu miền Bắc đạt được trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất 
(1961-1965) có ý nghĩa như thế nào đối với miền Bắc?
A. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của miền Bắc.
B. Trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam.
C. Đã xây dựng được cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. Thể hiện sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng.
Câu 27. Nhận xét nào là đúng về ý nghĩa của việc đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) 
của Mĩ?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam.
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang tiến công.
C. Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế tiến công giặc.
D. Mĩ thất bại trong việc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
Câu 28: Thắng lợi của các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và 
chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã cho thấy nét nổi bật về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp 
là 
A. từ chiến tranh đơn phương phát triển thành chiến tranh tổng lực. 
B. từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa. 
C. từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy. 
D. từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược. 
Câu 29. Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng trong các cuộc kháng chiến 
chống Pháp(1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) là
A. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận kinh tế, chính trị, ngoại giao.
B. giành thắng lợi từng bước để đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
C. kết hợp đánh địch ở chiến trường chính diện và sau lưng địch.
D. kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của quần chúng nhân dân.
Câu 30. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam, dưới ngọn 
cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản thực chất là
A. bước phát triển mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ chế độ mới.
B. một bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam.
C. giai đoạn tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau cách mạng tháng Tám.
D. bước kế tiếp của cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau cách mạng tháng Tám.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở 
mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai)
Câu 1. Đọc tư liệu say đây:
“Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của 
địch là “đánh nhanh thắng nhanh”để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa, tiêu 
diệt sinh lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh thọc sâu lên Huế bóp chết sức đề kháng 
của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ và buộc chúng phải đầu hàng. Mờ sáng ngày hôm sau (ngày 1-9-1858), 
chúng đã cho người gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng phải trả lời trong vòng hai giờ. Không đợi 
hết hạn, chúng đã ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải của triều đình suốt trong 
ngày hôm đó. Tiếp đó chúng cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà”.
 (Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2002, tr.17)
a. Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vì Đà Nẵng gần kinh đô 
Huế.
b. Khi tấn công Đà Nẵng , Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, nhanh chóng tiến vào kinh 
đô Huế.
c. Khi Pháp đánh Đà Nẵng, quan quân nhà Nguyễn nhanh chóng tan rã còn nhân dân anh dũng chống trả 
quyết liệt.
d. Sau khi bị giam chân ở Đà Nẵng, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại, Pháp 
chuyển vào Gia Định với âm mưu đánh “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
“Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba 
chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý 
huỷ bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goóc-ba chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở 
Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập. Ngày 
12-3-1999, Hung-ga-ri, Ba Lan và Cộng hoà Séc gia nhập khối NATO”.
 (King Fisher, Bách khoan thư lịch sử, Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 
 2016, tr.437)
a. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị xói mòn và sụp đổ trong thập niên 1980. 
b. Chiến tranh lạnh kết thúc,trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng 
yếu tố Mỹ và Liên Xô vẫn là quyết định. 
c. Trong xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam luôn ủng hộ và đã thành công trong việc 
kí Hiệp định Pari và giải quyết vấn đề Campuchia.
d. Việc Liên Xô tan rã (1991) đã chính thức chấm dứt cục diện hai cực, hai phe và hình thái chủ nghĩa xã 
hội.
Câu 3. Cho bảng dữ kiện về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam:
 Thời gian Sự kiện
 Một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ tình hình cụ thể của địa phương 
 14-8-1945
 phát động nhân dân khởi nghĩa.
 16-8-1945 Giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội
 18-8-1945 Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền tỉnh lị sớm nhất
 Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài 
Từ 19 đến 25-8-1945
 Gòn.
 28-8-1945 Hai địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền
 30-8-1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
 Tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc Tuyên 
 2-9-1945
 ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
a. Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra trong 15 ngày, từ ngày 14-8 đến ngày 28-8-1945. 
b. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 được bắt đầu từ trước khi Nhật đầu 
hàng Đồng minh.
c. Cách mạng tháng Tám năm 1945 giống với kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là đã chấm dứt tình trạng 
chia cắt đất nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất.
d. Trong cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng chính trị là lực lượng trực tiếp đánh giặc, đấu tranh từ hình 
thức thấp đến hình thức cao hơn.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Na Va tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. 
Tổng số binh lực ở tập đoàn này vào lúc cao nhất lên tới 16.200 người, gồm có 12 tiếu đoàn và 7 đại đội bộ 
binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội M24, 1 đại đội vận tải, 1 phi đội 12 máy bay 
thường trực được bố trí thành 3 phân khu, 49 cứ điểm tổ chức thành các cụm cứ điểm đề kháng có khả năng 
phòng ngự mạnh. Các tướng lĩnh, chính khách Pháp đã đến tận nơi để kiểm tra đều thống nhất đánh giá tập 
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một “pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 (Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, tập 3, tr. 119)
a. Từ chỗ không có trong kế hoạch NaVa, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch này.
b. Điểm yếu duy nhất của Điện Biên Phủ là chỉ có thể liên lạc với bên ngoài bằng đường hàng không.
c. Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đều có ý nghĩa quyết định buộc kẻ thù phải 
kí hiệp định kết thúc chiến tranh xâm lược.
d. Thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế chiến tranh Đông Dương.
Câu 5. Cho đoạn tư liệu sau:
“ Trên cơ sở khẳng định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tay sai Nguyễn Văn Thiệu - kẻ đang phá hoại hòa 
bình, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, Hội nghị của Đảng nêu rõ nhiệm vụ cơ 
bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 
và nhấn mạnh trong bất cứ tình huống cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững 
chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, với tính chủ 
động, linh hoạt cao, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, đánh thắng từng 
bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiến lên.”
 (Lê Mậu Hãn, Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo Dục. Năm 2005. Tr258)
a. Đoạn trích trong tư liệu phản ánh tình hình nước ta sau Hiệp định Pari. 
b. Sau Hiệp định Pari, đất nước chưa được độc lập, thống nhất hoàn toàn do Mĩ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt 
Nam hóa chiến tranh”. 
c. Điểm tương đồng trong Nghị quyết 21 (1973) và Nghị quyết 15 (1959) của Đảng là đấu tranh trên cả ba 
mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. 
d. Kết quả của việc “tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” là Đại thắng mùa xuân năm 1975. 
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
 ĐÁP ÁN
I. PHẦN 1 (Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm. Tổng điểm 12 điểm)
 1. D 2. A 3. A 4. D 5. C 6. B 7. A 8. B 9. C 10. D
 11. C 12. C 13. A 14. A 15. A 16. B 17. B 18. C 19. B 20. B
 21. C 22. C 23. A 24. D 25. B 26. A 27. C 28. C 29. B 30. B
Giải thích:
Câu 4. 
Từ 1918-1921, nhân dân Xô Viết bước vào cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Từ 1921 trở đi, nhân 
dân Xô Viết bước vào thời kì hòa bình để xây dựng đất nước (khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội 
và bảo vệ đất nước) đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ hơn nữa, nhất là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước 
của các nước Cộng hòa Xô viết. Trong bối cảnh đó, 30-12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô 
Viết được thành lập.
Câu 6.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai 1285, Trần Bình Trọng đã chặn đánh, kìm 
chân quân địch suốt 7 ngày để vua Trần và triều đình rút lui về Thiên Trường(Nam Định). Do quá chênh 
lệch lực lượng, cuối cùng, ông bị bắt, Thoát Hoan muốn dụ hàng ông nhưng ông khẳng khái nói “ta thà làm 
ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Câu 9.
Đáp án A,B,D là thuận lợi cơ bản của ta khi bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án C hoàn thành xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân là chưa đúng. 
Câu 10. 
- Đáp án A loại vì nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỷ X là tiêu diệt nội phản 
để yên lòng dân, phân tích thế mạnh yếu của quân địch, tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thủy triều lên 
xuống của sông Bạch Đằng để tổ chức đánh giặc.
- Đáp án B loại vì nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống quân Tống thế kỷ X là lợi dụng điều kiện tự 
nhiên, sự lên xuống của thủy triều để bố trí trận địa mai phục, dùng kế nghi binh để lừa địch vào trận địa bãi 
cọc ngầm.
- Đáp án C loại vì cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thế kỷ XV nặng về phòng thủ.
- Đáp án D chọn vì quân Mông – Nguyên khi vào nước ta với thế giặc vô cùng mạnh. Ta không thể đánh khi 
thế giặc đang mạnh mà thực hiện kế sách “thanh dã”, khiến cho quân địch khó khăn, suy yếu thì mới phản 
công.
Câu 11.
- Đáp án A,B,D loại.
- Đáp án C chọn vì khi Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, 
đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”khiến cho 
quân địch gặp nhiều khó khăn.
Câu 12. 
- Đáp án A là điểm khác giữa kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống Mông nguyên 
thời Trần vì: Nhà Lý chống quân xâm lược Tống khi khí thế và lực lượng đều mạnh, khi đó nhà Tống xâm 
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
lược nước ta trong tình thế gặp khó khăn. Còn nhà Trần mới xây dựng đã phải 3 lần liên tiếp chống quân 
xâm lược Mông- Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất. 
- Đáp án B loại vì kháng chiến chống Tống dưới sự lãnh đạo của thái úy Lý Thường Kiệt . Kháng chiến 
chống Mông – Nguyên lãnh đạo là các vua Trần, Trần Quốc Tuấn.
- Đáp án D loại vì kháng chiến chống Tống thời Lý có cách kết thúc là đánh vào tâm lí, chủ động giảng hòa 
để kết thúc chiến tranh. Còn kháng chiến chống Mông – Nguyên kết thúc bằng trận quyết chiến chiến lược 
để kết thúc chiến tranh.
- Đáp án C đúng vì kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống Mông nguyên thời Trần đều 
mang tính chất chính nghĩa nhằm bảo vệ Tổ quốc.
Câu 14. 
- Đáp án A chọn vì cả Mĩ và Liên Xô đều là những nước có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa 
phát xít. Trong hội nghị Ianta, tương quan lực lượng giữa các cường quốc có sự cân bằng nên dẫn tới sự thiết 
lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai với 2 cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- B loại vì trật tự 2 cực Ianta không phản ánh mâu thuẫn giữa các cường quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
- C loại vì Liên Xô không phải là nước đế quốc.
- D loại vì trật tự 2 cực Ianta không phản ánh sự phát triển của cách mạng thế giới
Câu 15. 
+ Đáp án B sai vì thế giới sau Chiến tranh lạnh chưa hình thành trạng thái “nhất siêu đa cực”
+ Đáp án C sai vì quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới nhưng không căng 
thẳng như thời kì Chiến tranh lạnh.
+ Đáp án D sai vì sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc không còn khái niệm “mỗi 
phe”
 + Đáp án chọn là A vì quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh có sự cân bằng giữa hai hệ thống xã hội đối 
lập. Còn sau Chiến tranh lạnh khi mà Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn thì
đã có sự mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và các nước phương Tây. Đây là điểm khác.
Câu 17. 
+ Từ 1967-1975, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN căng thẳng do cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt 
Nam, những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ vẫn căng thẳng do vấn đề Campuchia. Việt Nam khác với các 
nước còn lại về thể chế chính trị nên việc Việt Nam gia nhập ASEAN chứng tỏ sự khác biệt về chính trị 
không phải là rào cản của ASEAN, từ đó tạo ra môi trường khu vực gắn kết hướng tới một ASEAN gồm 10 
nước Đông Nam Á.
+ Đáp án A,C, D là sai
Câu 19. 
- Phong trào Tây Sơn, Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cao trào kháng Nhật cứu nước đều là các cuộc 
chiến tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy loại đáp án A, C, D. 
- Đáp án B chọn vì kháng chiến chống Tống thế kỷ XI là một trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 
Câu 20.
- Nhờ sự giúp sức của Mĩ, Pháp đã đề ra kế hoạch Rơ- ve (1949) với hai nội dung: Tăng cường hệ thống 
phòng ngự trên con đường số 4 và thiết lập hành lang Đông –Tây(Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La), 
chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2. 
 DeThiLichSu.net Bộ 19 Đề thi Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiLichSu.net
- Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Ngoài chiến trường 
chính, ở các chiến trường khác, quân ta đẩy mạnh hoạt động buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hòa Bình 
chọc thủng hành lang Đông – Tây ở Hòa Bình.
Câu 21. 
- Đáp án A. đánh dấu chủ nghĩa xã hội nối liền từ Châu Âu sang Châu Á là sự ra đời nước Cộng hòa nhân 
dân Trung Hoa (10/1949)
Đáp án B. đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới là sự ra đời của các nước dân chủ nhân 
dân Đông Âu.
- Đáp án D là sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên.
- Đáp án C chọn vì Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (10/1949), thắng lợi của Việt Nam 
trong kháng chiến chống Pháp(1954) và thắng lợi của cách mạng CuBa (1959) mở rộng không gian địa lí 
của CNXH từ Âu sang Á, Mĩ Latinh.
Câu 23. 
- Đáp án chọn là A: Phương pháp đấu tranh của cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 
cuộc khởi nghĩa vũ trang sử dụng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. 
- Đáp án B sai vì khởi nghĩa thắng lợi ở thành thị đóng vai trò quyết định thắng lợi.
- Đáp án C sai vì lực lượng chính trị không đóng vai trò xung kích.
- Đáp án D sai vì đây là hình thái của cuộc khởi nghĩa. Thêm vào đó, khởi nghĩa từng phần không phải diễn
ra ở từng địa phương và tổng khởi nghĩa diễn ra trên toàn quốc.
Câu 24. 
- Đáp án A, B, C phản ánh đúng thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đáp án D: kháng chiến chống Pháp đấu tranh vũ trang, thắng lợi quân sự giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Câu 25. 
+ Đáp án A: “Chiến tranh giải phóng”không đúng với cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Đáp án C sai vì bản thân khái niệm bạo lực cách mạng là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang rồi. Nên 
khi kết hợp với nổi dậy của quần chúng nữa tức là đấu tranh chính trị thì chưa hợp lí.
+ Đáp án D: “Hoạt động chiến tranh”không đúng với Cách mạng tháng Tám.
+ Đáp án B đúng vì cả Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Mĩ đều kết hợp sức mạnh thời đại và 
sức mạnh dân tộc tức là ý chí quyết tâm của dân tộc (Sức mạnh thời đại trong Cách mạng tháng Tám là 
thắng lợi của các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, chống phát xít, sức mạnh thời đại trong kháng 
chiến chống Mĩ là sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, xu thế hòa hoãn, hợp tác, là 
sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế
Câu 26. 
- Đáp án D: sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng là nguyên nhân để miền Bắc đạt được những thành tựu.
- Đáp án C: Đã xây dựng được cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội là sai vì chúng ta mới chỉ bước đầu xây 
dựng được cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- Đáp án B là ý nghĩa đối với cách mạng miền Nam.
- Đáp án chọn là A: Làm thay đổi bộ mặt xã hội của miền Bắc. Thành tựu 10 năm (1954- 1964) xây dựng 
chủ nghĩa xã hội và 5 năm thực hiện kế hoạch nhà nước lần 1 (1961-1965) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội 
miền Bắc, miền Bắc đã có những bước tiến dài.
 DeThiLichSu.net

File đính kèm:

  • docxbo_19_de_thi_hoc_sinh_gioi_lich_su_12_cap_truong_co_dap_an.docx