Bộ 22 Đề thi Lịch sử 11 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)

docx 127 trang Minh Toàn 05/03/2025 400
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 22 Đề thi Lịch sử 11 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 22 Đề thi Lịch sử 11 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)

Bộ 22 Đề thi Lịch sử 11 Cánh Diều cuối Kì 1 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
SỞ GD&ĐT KON TUM
TRƯỜNG THPT DUY TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra có 04 trang)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2024-2025
Môn: LỊCH SỬ, Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề 111
Họ, tên học sinh:
Số báo danh:..
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Từ sự thất bại trong phong trào kháng chiến chống thực dân phương Tây xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học gì trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay ?
A. Gia nhập vào tất cả các tổ chức quốc tế.	B. Đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân.
C. Tham gia vào các khối liên minh quân sự.	D. Phát triển nền kinh tế đối ngoại, hợp tác.
Câu 2. Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn thời kì một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
A. Chiến thắng Bạch Đằng( 1288)	
B. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng.(938)
C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.(1789).	
D. Chiến thắng tại phòng tuyến sông Như Nguyệt(1077).
Câu 3. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là
A. các cuộc phát kiến địa lý xuất hiện.	B. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
C. Tây Ban Nha xâm lược Phi-líp-pin.	D. Pháp xâm lược 3 nước Đông Dương.
Câu 4. Đâu không phải là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến Đông Nam Á bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A. chế độ phong kiến bước vào khủng hoảng, suy yếu.
B. chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân.
C. các cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến.
D. tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có biểu hiện suy thoái.
Câu 5. Mục đích của các nước phương Tây khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở các nước Đông Nam Á là gì?
A. Phát triển kinh tế theo từng vùng, miền.	B. Dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh.
C. Chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc.	D. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào chính quốc.
Câu 6. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945-1949).
B. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945).
C. Thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta năm 1959.
D. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
Câu 7. Tình hình của các nước Đông Âu giai đoạn từ 1950 đến thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.	B. thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
C. tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 	D. xây dựng dụng CNXH đạt nhiều thành tựu.
Câu 8. Trong thời gian đầu của thế kỉ XVI, thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua
A. hoạt động buôn bán và truyền giáo.	B. hoạt động chiến tranh xâm lược.
C. hoạt động thể thao và du lịch.	D. hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9. Đâu là hậu quả của chính sách “ngu dân” mà các nước thực dân phương Tây đã thi hành ở Đông Nam Á?
A. Sự bùng nổ dân số.	B. Trình độ dân trí thấp.
C. Kinh tế rất nghèo nàn.	D. Xung đột sắc tộc.
Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa xã hội ở Châu Á đạt được những thành tựu to lớn từ năm 1991 đến nay là:
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới đất nước.
C. Thực hiện công nghiệp hóa toàn diện đất nước.	
D. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển đất nước.
Câu 11. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì
A. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
B. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.
C. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh tHỗ Việt - Xiêm.
D. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.
Câu 12. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trải qua mấy giai đoạn ?
A. 3	B. 4.	C. 6	D. 5.
Câu 13. Đâu là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xia từ thế kỷ XVI đến XIX ?
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân trên đảo Java.	B. Cuộc kháng chiến do Xu-các-nô lãnh đạo.
C. Phong trào do Ong Kẹ và Si-vô-tha chỉ huy.	D. Cuộc đấu tranh do Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo.
Câu 14. Các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân nhờ được sự giúp đỡ của
A. Pháp.	B. Liên Xô.	C. Anh.	D. Mỹ.
Câu 15. Nguyên nhân dẫn đến các nước Đông Nam Á hải đảo trở thành đối tượng đầu tiên bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược là
A. có nền quân sự yếu nên dễ dàng bị đánh bại.
B. chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
C. dân số đông, nguồn lao động lành nghề chiếm đa số.
D. khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây.
Câu 16. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô Viết là
A. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.	B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a. 	D. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.	
B. Cũng cố địa vị của nước Nga trong Liên bang Xô viết.
C. Tăng cường vị thế của nước Nga trên trường quốc tế.
D. Nâng địa vị thế của các nước Xô viết trên thế giới.
Câu 18. Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A. không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.	B. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
C. dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.	D. đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.
Câu 19. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là
A. trận Ngọc Hồi - Đống Đa.	B. trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. trận Bạch Đằng.	D. trận Như Nguyệt.
Câu 20. Hiến pháp Liên Xô (1924) ghi nhận việc hợp tác giữa các nước Xô viết thành một nhà nước Liên bang dựa trên cơ sở.
A. tự nguyện của các quốc gia.	B. hợp nhất các lực lượng
C. đồng thuận về văn hóa.	D. tự nguyện có điều kiện.
Câu 21. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là
A. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.
B. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.
D. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
Câu 22. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?	
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.	
B. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
C. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.	
D. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
Câu 23. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có vai trò như thế nào?
A. Quyết định sự sinh tồn vong của quốc gia Việt Nam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
C. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
D. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
Câu 24. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã
A. mở ra kĩ nguyên mới: độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu.
C. khẳng định vai trò to lớn của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
D. chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. 
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Liên Xô, nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, đã tỏ ra có sức mạnh phi thường. Ngay từ khi mới thành lập, Liên Xô chẳng những đập tan được bọn phản cách mạng trong nước, mà còn đánh thắng cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, chưa đầy 30 năm sau lại đánh thắng hoàn toàn phát xít Đức - Ý - Nhật, chẳng những bảo vệ được nhà nước Xô Viết mình mà còn góp phần to lớn giải phóng nhiều nước khác, cứu cả loài người khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa phát xít”.
 (Hồ Chí Minh, Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc, trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr388,389)
a) Đoạn trích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết.
b) Phản ánh quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết.
c) Phản ánh ý nghĩa đối với Liên Xô và thế giới của nhà nước Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết. 
d) Phản ánh bài học từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ đầu thế kỷ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điếm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến...”
a. Từ đầu thế kỷ XVI, các nước phương Tây đã sử dụng vũ lực xâm lược khu vực Đông Nam Á.
b. Khi thực dân phương Tây tới xâm lược, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng.
c. Việc truyền giáo không liên quan đến quá trình xâm lược của phương Tây với Đông Nam Á.
d. Tất cả các nước Đông Nam Á đều bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước...Chiến tranh bảo vệ tổ quốc còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc...”
a. Nhân dân Việt Nam tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc nhằm mở rộng lãnh tHỗ quốc gia.
b. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc góp phần hình thành nên truyền thống yêu nước của dân tộc.
c. Tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử dân tộc đều giành được thắng lợi.
d. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã góp phần gìn giữ văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam.
Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau:
“Lịch sử chống ngoại xâm vừa thử thách, vừa tôi luyện dân tộc ta. Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo”
(Theo Phan Huy Lê, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Hồng Đức, 2019, tr.15)
a) Dựng nước gắn liền với giữ nước là bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
b) Từ lịch sử chống ngoại xâm, Việt Nam muốn xây dựng đất nước lớn mạnh, trước hết phải liên kết với các nước lớn.
c) Truyền thống yêu nước, đoàn kết được hun đúc qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
d) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của đất nước.
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
I. PHẦN 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
B
B
C
A
D
A
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
B
A
A
D
B
D
D
Câu
17
18
19
20
21
22
23
24
Đáp án
A
B
D
A
D
B
A
B

II. Phần 2: Trắc nghiệm đúng/ sai

Nội dung A
Nội dung B
Nội dung C
Nội dung D
Câu 1
Đ
S
Đ
S
Câu 2
S
Đ
S
S
Câu 3
S
Đ
S
Đ
Câu 4
Đ
S
Đ
Đ

ĐỀ SỐ 2
SỞ GD&ĐT KON TUM
TRƯỜNG THPT DUY TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra có 04 trang)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2024-2025
Môn: LỊCH SỬ, Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề 112
Họ, tên học sinh:
Số báo danh:..
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Đâu là hậu quả của chính sách “ngu dân” mà các nước thực dân phương Tây đã thi hành ở Đông Nam Á?
A. Trình độ dân trí thấp.	B. Xung đột sắc tộc.
C. Sự bùng nổ dân số.	D. Kinh tế rất nghèo nàn.
Câu 2. Từ sự thất bại trong phong trào kháng chiến chống thực dân phương Tây xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học gì trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay ?
A. Phát triển nền kinh tế đối ngoại, hợp tác.	B. Đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân.
C. Tham gia vào các khối liên minh quân sự.	D. Gia nhập vào tất cả các tổ chức quốc tế.
Câu 3. Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã
A. khẳng định vai trò to lớn của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
C. mở ra kĩ nguyên mới: độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu.
Câu 4. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là
A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
B. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.
D. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
Câu 5. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì
A. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy.
B. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
C. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long.
D. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh tHỗ Việt - Xiêm.
Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa xã hội ở Châu Á đạt được những thành tựu to lớn từ năm 1991 đến nay là:
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới đất nước.
C. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển đất nước.
D. Thực hiện công nghiệp hóa toàn diện đất nước.
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng Cu-ba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta năm 1959.
B. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945).
C. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
D. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945-1949).
Câu 8. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là
A. trận Bạch Đằng.	B. trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. trận Ngọc Hồi - Đống Đa.	D. trận Như Nguyệt.
Câu 9. Đâu không phải là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến Đông Nam Á bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A. các cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến.
B. tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có biểu hiện suy thoái.
C. chế độ phong kiến bước vào khủng hoảng, suy yếu.
D. chính sách bành trướng thuộc địa của các nước thực dân.
Câu 10. Trong thời gian đầu của thế kỉ XVI, thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á thông qua
A. hoạt động thể thao và du lịch.	B. hoạt động buôn bán và truyền giáo.
C. hoạt động chiến tranh xâm lược.	D. hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 11. Đâu là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xia từ thế kỷ XVI đến XIX ?
A. Phong trào do Ong Kẹ và Si-vô-tha chỉ huy.	B. Cuộc đấu tranh do Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo.
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân trên đảo Java.	D. Cuộc kháng chiến do Xu-các-nô lãnh đạo.
Câu 12. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có vai trò như thế nào?
A. Quyết định sự sinh tồn vong của quốc gia Việt Nam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
C. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
D. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
Câu 13. Hiến pháp Liên Xô (1924) ghi nhận việc hợp tác giữa các nước Xô viết thành một nhà nước Liên bang dựa trên cơ sở.
A. tự nguyện của các quốc gia.	B. hợp nhất các lực lượng
C. đồng thuận về văn hóa.	D. tự nguyện có điều kiện.
Câu 14. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là
A. Pháp xâm lược 3 nước Đông Dương.	B. các cuộc phát kiến địa lý xuất hiện.
C. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.	D. Tây Ban Nha xâm lược Phi-líp-pin.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Cũng cố địa vị của nước Nga trong Liên bang Xô viết.
B. Tăng cường vị thế của nước Nga trên trường quốc tế.
C. Nâng địa vị thế của các nước Xô viết trên thế giới.
D. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 16. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô Viết là
A. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.	B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.	D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
Câu 17. Các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân nhờ được sự giúp đỡ của
A. Anh.	B. Pháp.	C. Mỹ.	D. Liên Xô.
Câu 18. Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.	B. đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.
C. không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng nhân dân.	D. dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
Câu 19. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.	
B. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
D. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 20. Mục đích của các nước phương Tây khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở các nước Đông Nam Á là gì?
A. Dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh.	B. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào chính quốc.
C. Phát triển kinh tế theo từng vùng, miền.	D. Chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc.
Câu 21. Nguyên nhân dẫn đến các nước Đông Nam Á hải đảo trở thành đối tượng đầu tiên bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược là
A. chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
B. có nền quân sự yếu nên dễ dàng bị đánh bại.
C. dân số đông, nguồn lao động lành nghề chiếm đa số.
D. khu vực nằm trên tuyến đường biển huyết mạch Đông - Tây.
Câu 22. Tình hình của các nước Đông Âu giai đoạn từ 1950 đến thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.	B. thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
C. tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 	D. xây dựng dụng CNXH đạt nhiều thành tựu.
Câu 23. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trải qua mấy giai đoạn ?
A. 4.	B. 3	C. 5.	D. 6.
Câu 24. Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn thời kì một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
A. Chiến thắng Bạch Đằng (1288).	 	
B. Chiến thắng tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (1077).
C. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).	
D. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. 
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hòa, đồng thời tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. Sự thành lập Liên Xô dưới sự chỉ đạo của V. Lê-nin đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và giúp đỡ lẫn 

File đính kèm:

  • docxbo_22_de_thi_lich_su_11_canh_dieu_cuoi_ki_1_co_dap_an.docx