Bộ 23 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 23 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 23 Đề thi Địa lí 10 Kết Nối Tri Thức cuối Kì 2 (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH (Đề có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Địa lí 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường được xác định dựa vào A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ. B. tỉ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình. C. dân số hoạt động theo các khu vực kinh tế. D. tỉ lệ dân ở các độ tuổi và khoảng cách tuổi. Câu 2. Dân cư thường tập trung đông đúc ở những nơi có A. khí hậu khô hạn. B. địa hình cao và dốc. C. đất đai cằn cỗi. D. nguồn nước dồi dào. Câu 3. Ngành trồng trọt có đặc điểm nào sau đây? A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. B. Có phạm vi phân bố sản xuất rất hẹp. C. Sản xuất ít phụ thuộc vào tự nhiên. D. Đối tượng sản xuất là các vật nuôi. Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Công nghiệp khai thác than. C. Công nghiệp khai thác quặng kim loại. D. Công nghiệp điện tử - tin học. Câu 5. Hình thức khu công nghiệp có đặc điểm nào sau đây? A. Gồm một xí nghiệp. B. Gồm nhiều xí nghiệp. C. Gắn với đô thị lớn. D. Đông dân cư sinh sống. Câu 6. Ngành công nghiệp thực phẩm không có vai trò nào sau đây? A. Đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống. B. Tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ xuất khẩu. C. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động. D. Là nền tảng cho tất cả các tiến bộ kĩ thuật. Câu 7. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là A. tăng mạnh tỉ trọng các ngành khai thác. B. đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo. C. giảm ngành có hàm lượng kĩ thuật cao. D. tăng các sản phẩm có chất lượng thấp. Câu 8. Ngành bưu chính viễn thông có vai trò chủ yếu nào sau đây? A. Trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm. B. Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. C. Góp phần giữ cân bằng sinh thái môi trường. D. Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng. Câu 9. Nhân tố nào sau đây là khách hàng của ngành giao thông vận tải? A. Dân cư. B. Vị trí địa lí. C. Địa hình. D. Vốn đầu tư. Câu 10. Ưu thế nổi bật của vận tải đường hàng không là A. trọng lượng vận tải thấp. B. cước phí vận tải rẻ. C. tốc độ vận tải nhanh. D. cự li vận tải ngắn. Câu 11. Số người sử dụng internet hiện nay A. phân bố rất đều. B. ngày càng tăng lên. C. chỉ có ở châu Âu. D. đều có trình độ cao. Câu 12. Cho bảng số liệu: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ NĂM 2021 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Trị giá 2015 2021 Xuất khẩu 162,0 336,1 Nhập khẩu 165,7 332,9 (Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2016, năm 2022) Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu trị giá xuất nhập khẩu của nước ta năm 2015 và năm 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Cột. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. b. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải? Câu 2. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: QUY MÔ DÂN SỐ CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020 (Đơn vị: tỉ người) Năm Nhóm nước 1950 2000 2020 Các nước phát triển 0,8 1,2 1,3 Các nước đang phát triển 1,7 5,0 6,5 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số các nhóm nước trên thế giới giai đoạn 1950- 2020. b. So sánh về quy mô dân số và sự thay đổi quy mô dân số của các nhóm nước trên thế giới trong giai đoạn trên. ======Hết====== SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Địa lí 10 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D A D B D B D A C B C II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1. (3,0 điểm) a. Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải. - Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế. - Phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, cầu nối giữa các địa phương, thúc đẩy giao lưu, hội nhập - Vai trò khác . b. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải? - Thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển (là khách hàng của ngành gtvt và ảnh hưởng đến hình thành đầu mối, mạng lưới gtvt). - Quy định loại hình vận tải và khối lượng vận chuyển. - Ảnh hưởng khác: Lưu ý: Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đảm bảo chính xác nội dung vẫn được điểm tối đa. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2. (4,0 điểm) a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số các nhóm nước trên thế giới giai đoạn 1950- 2020. - Vẽ biểu đồ cột (các dạng khác không được điểm) - Vẽ chính xác, điền đúng và đầy đủ các thông tin (đơn vị, số liệu, tên biểu đồ, chú giải), sai hoặc thiếu mỗi chi tiết nêu trên trừ 0,25/ chi tiết. 3,0 b. So sánh về quy mô dân số và sự thay đổi quy mô dân số các nhóm nước trên thế giới trong giai đoạn trên. - Quy mô dân số: nhóm nước phát triển luôn có quy mô dân số nhỏ hơn so với nhóm nước đang phát triển (dc). - Sự thay đổi quy mô dân số: dân số cả hai nhóm nước đều tăng, tuy nhiên dân số nhóm nước đang phát triển tăng nhanh hơn nhóm nước phát triển (dc) 0,5 0,5 TỔNG ĐIỂM 7,0 ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT...................... TRƯỜNG THPT..................... (Đề thi gồm có 03 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Địa lí 10 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dân số thế giới? A. Quy mô dân số thế giới ngày càng giảm. B. Quy mô dân số các nước đang phát triển giảm. C. Quy mô dân số các nước phát triển tăng nhanh. D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng. Câu 2. Ngành công nghiệp nào sau đây là công nghiệp khai thác? A. Công nghiệp điện tử - Địa lí. B. Công nghiệp thực phẩm. C. Công nghiệp da giày. D. Công nghiệp điện lực. Câu 3. Nhân tố nào có tính chất quyết định đến sự phát triển của công nghiệp? A. Điều kiện tự nhiên. B. Kinh tế - xã hội. C. Vị trí địa lí. D. Vốn đầu tư nước ngoài Câu 4. Ngành công nghiệp xuất hiện từ rất sớm và gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. khai thác than. B. khai thác quặng kim loại. C. điện lực. D. sản xuất hàng tiêu dùng Câu 5. Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống là A. than. B. kim loại đen. C. kim loại quý. D. Dầu khí. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về công nghiệp điện lực? A. Sản phẩm được lưu giữ cẩn thận. B. Vốn đầu tư rất lớn. C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. Câu 7. “Thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia” là ngành A. Điện lực. B. Điện tử - Địa lí. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Thực phẩm. Câu 8. Đặc điểm nào đúng khi nói về công nghiệp điện tử - Địa lí? A. Ra đời rất sớm. B. Vốn đầu tư rất lớn. C. Thời gian hoàn vốn nhanh. D. Ít gây ô nhiễm môi trường. Câu 9. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Tận dụng nguồn lao đông tại chỗ. B. Phục vụ đời sống hằng ngày. C. Tạo hàng xuất khẩu. D. Ngành mũi nhọn của nhiều nước. Câu 10. Đặc điểm của công nghiệp thực phẩm là A. quy trình sản xuất đơn giản. B. trẻ, phát triển mạnh cuối thế kỉ XX. C. vốn đầu tư rất lớn. D. nguyên liệu từ ngành nông nghiệp. Câu 11. Ý nào sau đây đúng khi nói về điểm công nghiệp? A. Có vị trí thuận lợi. B. Dễ thay đổi thiết bị. C. Gần các đô thị lớn. D. Có quy chế ưu đãi riêng. Câu 12. Vai trò của khu công nghiệp là A. Nơi đón đầu công nghệ mới. B. Tạo nguồn thu cho địa phương. C. Hạt nhân tạo vùng kinh tế. D. Phổ biến ở nước đang phát triển. Câu 13. Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là A. Lao động có trình độ cao. B. Không có dân cư sinh sống. C. Dễ ứng phó khi có sự cố. D. Có quy chế ưu đãi riêng. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp? A. Tính tập trung cao độ. B. Cây trồng là đối tượng sản xuất. C. Đất đai là tư liệu sản xuất. D. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Câu 15. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Đường, sữa. B. Thuỷ tinh. C. Da giày. D. Tủ lạnh. Câu 16. Ngành lao động nào cần lực lượng lao động trẻ, có trình độ cao? A. Cơ khí B. Điện tử - Địa lí. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chế biến thực phẩm. Câu 17. Nguồn năng lượng sạch gồm A. năng lượng Mặt trời, sức gió, địa nhiệt. B. năng lượng Mặt trời, sức gió, than đá. C. năng lượng Mặt trời, sức gió, dầu khí. D. năng lượng Mặt trời, sức gió, củi gỗ. Câu 18. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây gắn với các đô thị vừa và lớn A. Điểm công nghiệp. B. Trung tâm công nghiệp. C. Xí nghiệp công nghiệp. D. Khu công nghiệp. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Gồm nhiều ngành khác nhau. B. Quy trình sản xuất phức tạp. C. Kỹ thuật sản xuất khác nhau. D. Tạo ra sản phẩm đa dạng. Câu 20. Nhân tố mang tính quyết định đến trình độ phát triển và quy mô ngành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Đặc điểm dân số, lao động. C. Vốn đầu tư, công nghệ. D. Thị trường tiêu thụ. Câu 21. Các dịch vụ công bao gồm những ngành nào sau đây? A. Bán buôn, bán lẻ. B. Tài chính, kinh doanh. C. Quản lí nhà nước. D. Khách sạn, nhà hàng. Câu 22. Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là A. tạo mối liên hệ giữa các địa phương. B. phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại. C. giao lưu kinh tế giữa các nước. D. thúc đẩy văn hoá phát triển. Câu 23. Tại các quốc gia Anh, Nhật Bản, Úc cần chú trọng mạnh đến loại hình vận tải nào? A. Đường bộ. B. Đường sông. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. Tạo ra sản phẩm hàng hoá. B. Phân công lao động theo lãnh thổ. C. Tạo mối giao lưu kinh tế với các vùng. D. Phục vụ nhu cầu của con người. Câu 25. Giao thông đường sông ở Việt Nam phát triển mạnh nhất ở A. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. Câu 26. Ý nào không đúng khi nói về mục đích của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo? A. Khai thác hiệu quả các khoáng sản. B. Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng. C. Đảm bảo an ninh năng lượng. D. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Câu 27. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là A. duy trì các ngành công nghiệp truyền thống. B. tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. C. sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. D. giữ nguyên quy trình, phương thức sản xuất. Câu 28. “Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo đột phá trong sản xuất ” là A. điểm công nghiệp. B. trung tâm công nghiệp. C. xí nghiệp công nghiệp. D. khu công nghiệp. II. TỰ LUẬN Câu 29: Ngành công nghiệp khai thác than 1. Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác than? 2. Xác định được sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới? Câu 30: Liên hệ Việt Nam. Vùng nào của nước có loại than Antraxít? Đặc điểm nổi bật của loại than này? -----Hết----- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D B A D A B D D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D A A A B A B B A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C B C A B A C B II. TỰ LUẬN Câu 29: 1. * Vai trò của ngành công nghiệp khai thác than - Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. - Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. * Đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác than - Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm. - Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường. 2. Phân bố: Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn (năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ôxtrây-li-a, Liên bang Nga,... Câu 30: Liên hệ Việt Nam: - Than Antraxít phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. - Đặc điểm của loại than này tạo ra nhiều nhiệt. ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. nâng cao đời sống dân cư. B. cải thiện quản lí sản xuất. C. xoá đói giảm nghèo. D. công nghiệp hóa nông thôn. Câu 2. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây? A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp. B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu. C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa. D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác. Câu 3. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới? A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga. B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức. C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì. D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp. Câu 4. Đặc điểm của than nâu không phải là A. rất giòn. B. không cứng. C. nhiều tro. D. độ ẩm cao. Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây? A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại. B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. C. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ. D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương. Câu 6. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 7. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây? A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ. B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao. C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất. D. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ. Câu 8. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Quy mô và cơ cấu dân số. C. Mức sống và thu nhập thực tế. D. Phân bố và mạng lưới dân cư. Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình. C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh. D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 10. Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển A. thông tin liên lạc. B. sản phẩm nông nghiệp. C. các loại than. D. dầu mỏ, khí đốt. Câu 11. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là A. UPU. B. WTO. C. ITU. D. IMB. Câu 12. Các quốc gia/khu vực nào sau đây có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới? A. Các nước EU, Hoa Kì, Ca-na-đa. B. Các nước EU, Hoa Kì, Bra-xin. C. Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản. D. Các nước EU, Hoa Kì, Hàn Quốc. Câu 13. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là A. WB. B. IMF. C. ATM. D. WTO. Câu 14. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây? A. Hoa Kì. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Đức. Câu 15. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po. B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc. C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li. D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải. Câu 16. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật A. cung-cầu. B. cạnh tranh. C. tương hỗ. D. trao đổi. Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu. B. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu. C. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu. D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu. Câu 18. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là A. chất xám. B. tiền tệ. C. hàng hóa. D. thương mại. Câu 19. Hoạt động nội thương bị hạn chế ở A. các quốc gia phát triển, quốc gia ở châu Phi. B. quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị. C. các nước công nghiệp mới hoặc phát triển. D. các quốc gia đang phát triển, khu vực châu Á. Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được? A. Khoáng sản. B. Thực vật. C. Đất đai. D. Động vật. Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây có thể tái tạo? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Thực vật. D. Quặng sắt. Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong lối sốnglà A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo. B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. C. sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng. D. chế tạo công nghệ mới và công nghệ cao. Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội. B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ. C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật. D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống. Câu 24. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây? A. La Hay. B. New York. C. Luân Đôn. D. Rio de Janero. II. TỰ LUẬN Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế. Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020 Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) Đường sắt 5216,3 3818,9 Đường bộ 1307877,1 75162,9 Đường sông 244708,2 51630,3 Đường biển 69639,0 152277,2 Đường hàng không 272,4 528,4 Tổng số 1627713,0 283417,7 Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét. -----Hết----- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 1-D 2-D 3-C 4-A 5-C 6-B 7-C 8-C 9-D 10-D 11-C 12-C 13-B 14-A 15-D 16-A 17-D 18-C 19-B 20-A 21-C 22-B 23-A 24-D II TỰ LUẬN Câu 1 (1,5 điểm): Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế - Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. - Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu. - Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân, - Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước. Câu 2 (2,5 điểm). - Theo đó công thức: Cự ly vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/Khối lượng vận chuyển (km). - Từ công thức, ta tính được bảng sau: Phương tiện vận tải Cự ly vận chuyển trung bình (km) Đường sắt 732,1 Đường bộ 57,5 Đường sông 211,0 Đường biển 2186,7 Đường hàng không 1939,8 Tổng số 174,1 - Nhận xét + Cự ly vận chuyển của các phương tiện vận tải khác nhau, cao nhất là đường biển (2186,7km), đường hàng không (1939,8km), đường sắt, đường sông và đường bộ. + Khối lượng vận chuyển không giống nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường bộ (1307877,1 nghìn tấn), đường sông (244708,2 nghìn tấn), đường biển, đường sắt và đường hàng không. + Khối lượng luân chuyển khác nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường biển (152277,2 triệu tấn.km), đường bộ (75162,9 triệu tấn.km), đường sông, đường sắt và đường hàng không. ĐỀ SỐ 4 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Địa lí – Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mà ĐỀ: 701 Họ tên học sinh:Lớp: A/ TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Câu 1. Thành phần nào sau đây không thuộc về nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. Người có việc làm ổn định. B. Những người làm nội trợ. C. Người làm việc tạm thời. D. Người chưa có việc làm. Câu 2. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều. B. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn. C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ. D. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi. Câu 3. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là A. tính chất nguồn lực. B. nguồn g
File đính kèm:
bo_23_de_thi_dia_li_10_ket_noi_tri_thuc_cuoi_ki_2_co_dap_an.docx